VBF-Không thể tin nổi khi các lệnh trừng phạt kinh tế có hiệu lực với Bắc Hàn, mà năm qua nước này lại có tỷ lệ phát triển nhanh hơn Nam Hàn. Nếu bây giờ dồn nước này vào chân tường th́ e rằng phản ứng sẽ c̣n dữ dội hơn nữa.
Nếu như càng ngày càng gây sức ép với Triều Tiên, có thể điều đó sẽ phản tác dụng, v́ nó sẽ làm thay đổi quan điểm của ban lănh đạo quốc gia này theo khuynh hướng tiêu cực hơn.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xem tên lửa đạn đạo tầm trung phóng lên trong lần thử mới nhất.
Mặc cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đă thông qua nghị quyết trừng phạt cứng rắn nhất với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân và thử tên lửa vừa qua, một nhà phân tích chính trị người Nga nhận xét B́nh Nhưỡng có thể an toàn vượt qua bất kỳ lệnh trừng phạt thêm nào.
Trước đó, Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí lên án vụ thử tên lửa và hạt nhân gần đây của B́nh Nhưỡng, cũng như áp đặt các lệnh trừng phạt mới, trong khi Mỹ kêu gọi các nước đoàn kết chung tay và làm bất kỳ thứ ǵ có thể để giải quyết “vấn đề toàn cầu” đang trong bờ vực chiến tranh.
Phản ứng trước các lệnh trừng phạt của LHQ, Đại sứ Triều Tiên tại LHQ Han Tae Song tuyên bố B́nh Nhưỡng lên án “nghị quyết bất hợp pháp và không có luật lệ mới nhất của HĐBA LHQ”.
Vị Đại sứ này cũng đổ lỗi chính Mỹ đă làm leo thang căng thẳng đối đầu với Triều Tiên và bị ám ảnh việc muốn đảo ngược “quy tŕnh phát triển lực lượng hạt nhân của Triều Tiên” đă bước sang giai đoạn hoàn thiện.
Trả lời Đài phát thanh Sputnik, nhà phân tích chính trị người Nga Andrei Manoylo cho biết Triều tiên có khả năng vượt qua trước những lệnh trừng phạt mới này một cách dễ dàng.
“Các lệnh trừng phạt thực chất không đem lại hiệu quả, đặc biệt là đối với trường hợp Triều Tiên - một quốc gia tự cung tự cấp. Mỹ yêu cầu lệnh hạn chế nguồn cung dầu, nhưng loại hàng hóa này đơn giản sẽ được giao dịch thông qua nhiều kênh khác nhau. Triều Tiên có những quốc gia đối tác duy tŕ quan hệ hợp tác không chính thống. Bên cạnh đó, năm nay, Triều Tiên cũng đă vượt mặt Hàn Quốc khi nói đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Chính v́ vậy, Triều Tiên sẽ vượt qua những lệnh trừng phạt này một cách dễ dàng”, ông Manoylo giải thích.
Quan trọng hơn, nhà phân tích c̣n chỉ ra rằng nếu như càng ngày càng gây sức ép với Triều Tiên, có thể điều đó sẽ phản tác dụng, v́ nó sẽ làm thay đổi quan điểm của ban lănh đạo quốc gia này theo khuynh hướng tiêu cực hơn.
“Cuối cùng, khi các đối thủ dồn Triều Tiên vào góc tường, quốc gia này có thể bắt đầu bán công nghệ tên lửa. Và sẽ c̣n nguy hiểm hơn rất nhiều nếu như tên lửa Triều Tiên có khả năng vươn xa trúng vào các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam. Một quốc gia bị dồn vào góc tường sẽ trở nên khó đoán. Chúng ta cần có một cách tiếp cận khác: Triều Tiên sẽ được đề nghị cơ hội hợp tác, quốc gia này cần nên được lôi kéo vào nhiều tổ chức khác nhau để bị “bao vây” bởi một loạt các quy định, nguyên tắc quốc tế. V́ nếu không có các mối quan hệ và quy định, Triều Tiên sẽ hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn”, ông Manoylo cảnh báo.