Triều Tiên chủ yếu thu ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu lao động. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn, lao động Triều Tiên tại khu vực Trung Đông ồ ạt quay trở về nhà. Vì sao Kim Jong-un lại đột ngột thay đổi như vậy?
Các công nhân Triều Tiên (Ảnh: NK News)
Theo Chosun, ước tính chỉ còn khoảng 2.000 người lao động Triều Tiên làm việc tại Kuwait, trong khi con số thống kê trước đó là khoảng 6.000 người. Trong khi đó, khoảng 3/4 trong số 2.000 công nhân Triều Tiên làm việc tại các công trường xây dựng ở Qatar, quốc gia láng giềng với Kuwait, cũng đã về nước.
Trước đó, Kuwait và Qatar đã ngừng gia hạn thị thực cho các công dân Triều Tiên từ hồi tháng 5. Hiện hai quốc gia Trung Đông này đã thay thế các lao động Triều Tiên bằng các công dân Nepal và Ai Cập.
“Đến tháng 11 năm nay sẽ gần như không nhìn thấy bất kỳ người Triều Tiên nào tại vùng Vịnh”, một nguồn tin tại Trung Đông nói với Chosun.
Triều Tiên bắt đầu đưa các công nhân tới làm việc tại các công trường xây dựng ở vùng Vịnh từ giữa thập niên 1990. Đây được xem là nguồn thu tài chính lớn cho chính quyền Triều Tiên trong những năm vừa qua.
Ước tính 10.000 người lao động Triều Tiên làm việc ở Trung Đông đã mang về cho đất nước khoảng 100 triệu USD. Một số nguồn tin phương Tây cho biết số tiền này có thể được sử dụng để nuôi chương trình vũ khí gây tranh cãi của Triều Tiên.
Theo các nguồn tin địa phương tại Trung Đông, Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục đưa người lao động tới làm việc tại Nga và Trung Quốc, hai quốc gia thân cận với Bình Nhưỡng, bất chấp lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nghị quyết trừng phạt mới nhất do Hội đồng Bảo an thông qua ngày 11/9 đã cấm các quốc gia thuê lao động Triều Tiên ở nước ngoài. Hiện có khoảng 100.000 công dân Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, mang về 5 tỷ USD mỗi năm cho Bình Nhưỡng.
Theo nghị quyết này, những người Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài có thể tiếp tục công việc của họ cho đến khi giấy phép làm việc hiện tại của họ ở nước đó hết hạn.
Therealtz © VietBF