Hôm nay 15/12, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long tuyên bố: "Một loạt hành động của quân đội Australia trên Biển Đông trong năm qua đă đi ngược với xu hướng ḥa b́nh và ổn định chung". Cuối tuần qua, Trung Quốc c̣n triệu Đại sứ của Australia để phản đối hành động của nước này.
Nhóm tàu tác chiến của Australia tại Biển Đông hồi cuối tháng 9. Ảnh: Daily Telegraph.
Trong cuộc gặp với Phó đô đốc hải quân Australia Tim Barrett tại Bắc Kinh ông Thẩm cho rằng t́nh h́nh Biển Đông nói chung "ổn định và tốt đẹp", tuy nhiên hành động của Canberra "không phù hợp với sự đồng thuận đă đạt được giữa lănh đạo hai nước hay xu hướng hợp tác trong tất cả lĩnh vực giữa hai bên".
Cuộc gặp giữa quan chức quân sự Trung Quốc và Australia diễn ra trong bối cảnh đang có những tranh căi về việc Canberra cáo buộc Bắc Kinh t́m cách can thiệp vào chính trường nước này.
Australia hồi giữa tháng 9 điều hạm đội gồm 6 tàu chiến tham gia các cuộc tập trận tại Biển Đông, trong khuôn khổ kế hoạch diễn tập kéo dài hai tháng của Canberra tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, kế hoạch triển khai nhóm tàu chiến thực hiện nhiệm vụ lớn nhất của nước này trong 30 năm qua.
Các quan chức cấp cao Australia gần đây thường xuyên họp bàn về lựa chọn chiến lược ở khu vực tây Thái B́nh Dương cũng như quan điểm của nước này về tranh chấp lănh thổ tại Biển Đông.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 băi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và ngang nhiên xây dựng trái phép các cơ sở, công tŕnh trên đó. Bắc Kinh c̣n lộ rơ ư đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông.
Sau khi bị Ṭa Trọng tài Thường trực hồi tháng 7/2016 bác bỏ yêu sách "đường lưỡi ḅ", Trung Quốc gần đây được cho là có bước đi mới, chuyển hướng tập trung từ "đường lưỡi ḅ" sang thủ đoạn mới với khái niệm "Tứ Sa". Nước này thêm vào vùng thứ 4 ở phía bắc Biển Đông là quần đảo Đông Sa gần Hong Kong, bên cạnh cái gọi là "thành phố Tam Sa". Cái gọi là "thành phố Tam Sa" được thành lập trái phép từ tháng 7/2012, nhằm thâu tóm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam (Trung Quốc gọi lần lượt là quần đảo "Nam Sa" và "Tây Sa"), băi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là "Trung Sa").
VietBF © sưu tập