Hiện nay Mỹ và Nga đều hết sức lo ngại trong việc đối đầu về vấn đề Syria. Nếu như xung đột này không được giải quyết sớm th́ rất có thể sẽ là tiền đề cho cuộc đối đầu hạt nhân. Và đây đang là điều mà Mỹ cũng không bao giờ muốn xảy ra. Theo chuyên gia Sergei Sudakov, Mỹ rất lo ngại về cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ với Nga và đang cân nhắc quay lại chính sách hợp lư để tránh nổ ra chiến tranh hạt nhân.
Một bản báo cáo gần đây từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết, nếu Mỹ tiến hành "một cuộc tấn công toàn cầu tức thời" th́ nhiều khả năng các tên lửa sẽ bay qua lănh thổ của Nga hoặc Trung Quốc.
"Có nhiều mục tiêu tiềm năng nằm ở phía nam nước Nga, Trung Quốc, và trong lịch sử, Mỹ từng lên kế hoạch bắn tên lửa đạn đạo qua Bắc Cực" – Bản báo cáo viết.
Các tác giả của bản báo cáo cho rằng nếu t́nh huống này xảy ra, Moscow và Bắc Kinh có thể sử dụng ngay vũ khí hạt nhân mà không cần thời gian để đánh giá mối đe dọa.
V́ thế, để "tránh hiểu lầm" giữa Moscow và Washington, các tác giả đề xuất rằng Mỹ nên báo trước cho Nga về vụ phóng và duy tŕ đường dây liên lạc giữa quân đội hai nước.
B́nh luận về vấn đề này, ông Sergei Sudakov, một thành viên của Học viện Khoa học Quân sự cho hay, các loại vũ khí hàng không chỉ có thể bay qua lănh thổ của các quốc gia nước ngoài trong trường hợp được các quốc gia đó cho phép.
"Nếu không, tên lửa sẽ bị phá hủy, và đó đích xác là những ǵ được đề cập trong học thuyết hạt nhân quân sự của Nga" – ông Sudakov nói. Theo ông Sudakov, Mỹ có lẽ đă rất kinh ngạc trước sự im lặng đến lạnh người của Nga trong cuộc tấn công của liên quân vào Syria (Pḥng không Nga tại Syria đă án binh bất động, chỉ giám sát chứ không tham gia đánh chặn tên lửa của liên quân).
Họ hiểu rơ rằng Nga sẽ không thu lại các tuyên bố trước đó và Moscow sẽ có sự đáp trả phù hợp.
V́ thế, theo ông Sudakov, người Mỹ đang gián tiếp nhắc đến ư định khôi phục hệ thống các vụ phóng tên lửa hợp tác, cảnh báo các bên liên quan để tránh thảm họa.
Trước đây, Nga đă từng thực hiện điều này khi phóng tên lửa Kalibr từ tây nam biển Caspi, qua lănh thổ Iran và Iraq để tấn công các mục tiêu khủng bố IS ở Syria.
|