Vietbf.com - Một tấm băng rôn màu đỏ có ḍng chữ "Welcome to the Philippines, Province of China" (tạm dịch "Chào mừng tới Philippines, một tỉnh của Trung Quốc") được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung nhân dịp kỷ niệm 2 năm Manila giành chiến thắng trong vụ kiện tranh chấp ở biển Đông với Bắc Kinh, khiến người dân nước này nổi giận và người dùng mạng xă hội VN lo ngại.
Tấm băng rôn màu đỏ có ḍng chữ "Welcome to the Philippines, Province of China". Ảnh: Reuters
Tấm băng rôn với ḍng chữ nói trên xuất hiện đúng vào ngày 12/7, kỷ niệm hai năm Manila thắng trong vụ kiện chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông tại ṭa Trọng tài ở Hague, theo Reuters.
Ḍng chữ 'Chào mừng đến Philippines, một tỉnh của TQ' được viết bằng cả tiếng Anh và Trung, kèm h́nh cờ Trung Quốc và hai con rồng bay hai bên.
Thuật ngữ "một tỉnh của Trung Quốc" và "Biển Đông" hiện đang là trào lưu nổi bật trên Twitter.
Tin tức về sự xuất hiện đột ngột của biểu ngữ màu đỏ dọc các đường phố chính được chia sẻ và b́nh luận hàng ngàn lần trên Facebook.
Không có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ việc này.
Giới chức Philippines đă cho gỡ bỏ các băng rôn này, hiện được phát hiện tại ít nhất năm địa điểm khác nhau ở Manila.
Người dùng mạng xă hội tại Philippines đăng biểu tượng mặt giận giữ cạnh tấm ảnh các băng rôn nói trên.
Một số người chỉ trích đảng chính trị đối lập đă làm việc này với mục đích làm hỏng mối quan hệ đang ấm lên giữa Philippines và Trung Quốc.
Nhưng một số khác lại cho rằng chính phủ không thách thức Trung Quốc trong vấn đề tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. "Quá lắm rồi, đất nước này đă bị bán," một người viết trên Facebook.
Câu 'đùa' của Tổng thống Philippines
Cũng theo Reuters, hồi tháng Hai, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng có lời bông đùa liên quan đến vấn đề này.
Phát biểu trước các doanh nhân Trung Quốc và Philippines hôm 19/2, ông Duterte đề nghị trao và biến Philippines thành một tỉnh của Trung Quốc.
"Nếu quư vị muốn, quư vị có thể biến chúng tôi trở thành một tỉnh như Phúc Kiến. Tỉnh Philippines, nước Cộng ḥa Trung Hoa", ông Duterte được cho đă đùa như vậy.
Ṭa trọng tài thường trực ở Hague năm 2016 từng tuyên bố Trung Quốc không có chủ quyền trên vùng Biển Đông.
Ṭa cũng tuyên bố Trung Quốc đă vi phạm quyền chủ quyền của Philippines bằng cách cản trở ngư dân nước này đánh cá trên Biển Đông, và xây dựng đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế.
Phản ứng của người dùng mạng XH tại VN
H́nh ảnh băng rôn với ḍng chữ 'Chào mừng đến Philippines, một tỉnh của Trung Quốc' cũng gây xôn xao, thu hút nhiều b́nh luận và chia sẻ trong cộng đồng người dùng mạng xă hội tại Việt Nam.
Facebooker Lê Vĩnh Thuận viết: "Đă nói có lịch sử ngàn năm c̣n lạ ǵ ông bạn môi hở răng lạnh này nữa! Không khéo lan tới Việt Nam!"
Một người dùng Facebook tên Kate Nguyễn bày tỏ lo ngại rằng Việt Nam cũng có nguy cơ trở thành một 'thuộc địa kiểu mới' của Trung Quốc.
"Chúng ta không cần đợi lâu đâu, v́ cứ t́nh h́nh như hiện tại, th́ việc nước ta trở thành thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc đă nh́n thấy rồi," Facebooker này viết.
"Quan sát thực tế, rơ ràng 'bóng dáng' của người Trung Quốc đang ngang dọc khắp nơi trên đất nước ta, từ thành thị, đến nông thôn, từ đường sá, công tŕnh xây dựng, nhà máy, đến đất đai, các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm."
"Tệ ở chỗ là, họ tùy thích mang đến những thứ ǵ họ muốn, những thứ có thể đầu độc chúng ta chết dần v́ bệnh tật, v́ ô nhiễm. Nhưng tệ hơn thế là chúng ta bằng ḷng để họ thích làm ǵ th́ làm."
"Tại sao nói chúng ta bằng ḷng ư? Chúng ta hiện đang là nước có chủ quyền, nếu cần, chúng ta có thể từ chối thẳng thừng, đuổi thẳng cổ những ai đến đất chúng ta làm bậy! Nhưng không! Chúng ta im lặng, kệ thôi, v́ chúng ta nghĩ việc đó đă có ai đó lo cho ḿnh rồi..."
Facebooker này cũng nhắc lại bài viết của cây bút Đỗ Ngà về các 'bài học lịch sử' trong đó các nước từng có "lịch sử đánh nhau lâu đời th́ chuyện thanh trừng sắc tộc khi thôn tính xong kẻ thù là điều khó tránh khỏi."
Facebooker Linh Nguyen viết: "Bao giờ đến Việt Nam đây?"
Người dùng Facebook khác tên Lê Minh th́ dẫn link bài báo về sự việc này với b́nh luận: "Bạn thờ ơ với thời cuộc, bạn không quan tâm chính trị, bạn thích an phận thủ thường,... đừng lo..."