Trung Quốc thật rắn mặt. Những lời đe dọa với Trung Quốc chỉ là "lời nói chơi". Đẫ đến lúc phải hành động...
Thời gian hoạt động của tàu hải quân các nước ở biển Đông từ đầu năm đến giờ đă đạt mức cao kỷ lục
Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Gavin Williamson hôm 20-7 bày tỏ hy vọng triển khai siêu tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến biển Đông tuần tra bên cạnh tàu chiến Úc.
Thách thức và đe dọa
Ư tưởng triển khai HMS Queen Elizabeth - tàu sân bay mới, đắt giá nhất của Anh và dự kiến đi vào hoạt động năm 2020 - đến Thái B́nh Dương từng được cựu Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson đề cập hồi năm ngoái. Ông Kim Darroch, đại sứ Anh tại Mỹ, khi đó nói thêm 2 tàu sân bay mới của Anh (HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales) sẽ được điều đến Thái B́nh Dương với mục tiêu bảo vệ tự do hàng hải và hàng không.
Trong năm nay, Anh lần đầu tiên triển khai 3 tàu chiến đến Thái B́nh Dương kể từ năm 2013. Trong số này, tàu HMS Sutherland tập trận chung với hải quân Úc hồi tháng 3 và đi qua biển Đông.
Những chi tiết mới về ư định trên được hé lộ sau cuộc gặp giữa hai bộ trưởng ngoại giao, quốc pḥng Anh và các người đồng cấp Úc tại TP Edinburgh - Scotland hôm 20-7. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với tân Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt, người đồng cấp Úc Julie Bishop đề cập những thách thức nhằm vào "các quy tắc và quy chuẩn quốc tế" ở khu vực Thái B́nh Dương.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Úc Marise Payne nhận định đang có những mối đe dọa rơ ràng đối với "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ". Cả 4 bộ trưởng Anh và Úc cho rằng những mối đe dọa mới này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc pḥng và an ninh giữa 2 nước.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh Ảnh: SKY NEWS
Dù không nêu đích danh Trung Quốc nhưng những cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh xây đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông và ngang nhiên đưa vũ khí đến đó.
Đây dự kiến cũng là nội dung quan trọng khi hai nữ bộ trưởng Payne và Bishop hội đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc pḥng Jim Mattis tại bang California - Mỹ trong ngày 23 và 24-7. Bà Payne cho biết việc lựa chọn địa điểm diễn ra Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao - Quốc pḥng Úc - Mỹ (AUSMIN) tại bờ Tây nước Mỹ phát đi thông điệp cứng rắn và rơ ràng về lợi ích chung ở Ấn Độ - Thái B́nh Dương.
Kiềm chế hiệu quả
Tờ Sydney Morning Herald tiết lộ tại AUSMIN sắp tới, hai bên dự kiến bàn về việc tăng cường nỗ lực đối phó hành vi của Trung Quốc ở biển Đông. Trước thềm cuộc gặp, Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Randall Schriver tỏ ư chính quyền Tổng thống Donald Trump sẵn sàng có lập trường cứng rắn hơn đối với hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.
Theo đài VOA, sự hiện diện của tàu Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Nhật Bản ở biển Đông trong năm nay đă kiềm chế hiệu quả Trung Quốc. Một số chuyên gia cho rằng chính sự tăng vọt của các cuộc diễn tập chung, sứ mệnh bảo vệ tự do hàng hải, chuyến thăm cảng… đă ngăn Bắc Kinh tiếp tục bành trướng ở biển Đông. Theo thống kê, thời gian hoạt động của tàu hải quân các nước ở biển Đông từ đầu năm đến giờ đă đạt mức cao kỷ lục.
Riêng Mỹ, tàu hải quân đă vào biển Đông 8 lần trong 18 tháng qua, trong lúc 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 bay trên vùng trời biển này hồi tháng rồi. Trong tháng này, Mỹ và Philippines bắt đầu cuộc tập trận chung để huấn luyện hải quân của Manila. Trước đó, hồi tháng 4 và 5-2018, 3 tàu chiến Úc và 2 tàu Pháp lần lượt đi qua biển Đông. Ngoài ra, Nhật Bản trong năm nay dự kiến tiếp tục điều tàu sân bay trực thăng lớp Izumo đi qua biển Đông như năm 2017.
Ông Alan Chong, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), nhận định bằng cách tiếp tục hoạt động ở biển Đông, hải quân các nước trên đă thách thức những cảnh báo hoặc hành động phô trương lực lượng của Trung Quốc. Bắc Kinh hồi tháng 4 đă tập trận quy mô lớn kéo dài 2 ngày ở biển Đông trong lúc điều tàu bám đuôi các tàu chiến Úc và Pháp tại vùng biển này.