Một vụ kiện về việc trúng vé số tại Thái Lan trúng giải khoảng 20 tỷ đồng đă phải giải quyết bằng cách hy hữu là xét nghiệm ADN của hai người đàn ông để phân thắng thua v́ cả hai người đều khẳng định là chủ nhân của tấm vé số.
Preecha Kraikruan (trái) đă dàn dựng màn kịch nhằm chiếm đoạt giải thưởng trị giá 20 tỷ của cựu cảnh sát Charoon Wimon (phải)
Niềm vui bất ngờ
Ông Charoon Wimon (63 tuổi) vốn là một cảnh sát đă về hưu sống tại tỉnh Kanchanaburi (Thái Lan). Dù chưa từng trúng thưởng nhưng ông vẫn thường xuyên dành ra những khoản tiền nhỏ mua vé số như một thói quen và sở thích.
Vào ngày 1/11/2017, trên đường đi tập thể dục, ông đă mua vài tấm sổ xố của người bán vé dạo với giải thưởng lên đến 30 triệu bath (khoảng 20 tỷ đồng). May mắn thay, một trong số chúng trùng với kết quả của mức giải cao nhất.
Ngày hôm sau, ông Charoon cùng vợ con và vài người bạn mang tờ vé số đến công ty phát hành để làm thủ tục báo trúng thưởng. Sau khi kiểm tra xong, đơn vị này xác nhận tờ vé hợp lệ và thỏa thuận trả thưởng bằng cách chuyển khoản. Tại đây, họ đă trao cho ông tấm séc lớn, tượng trưng cho số tiền ông nhận được. Trong buổi lễ, ai ai cũng đều tươi cười rất rạng rỡ.
Cựu cảnh sát cho biết, ông sẽ dùng số tiền “từ trên trời rơi xuống” đó để trả một khoản nợ cho gia đ́nh, mở cửa hàng cho con và cũng dự định dành ra một khoản tiền để tặng các trại trẻ mồ côi và viện dưỡng lăo. “Tấm vé số đó thực sự là một niềm vui lớn. Nó sẽ đem đến cho tôi mọi thứ và c̣n giúp thay đổi cuộc sống của nhiều người khác nữa”, ông Charoon hào hứng.
Tuy nhiên đúng lúc đó, cảnh sát tỉnh Kanchanaburi cũng nhận được đơn tŕnh báo của Preecha Kraikruan, một giáo viên 50 tuổi về việc đánh mất 5 tấm vé số trúng giải đặc biệt trùng với những tấm vé của ông Charoon. Sau khi biết vị cảnh sát về hưu đă lĩnh giải thưởng này, Preecha quyết định khởi kiện. Ngay lập tức, 20 tỷ đồng vừa được chuyển vào tài khoản ông Charoon bị đóng băng .
Rắc rối ập đến
Do vụ việc có tính chất phức tạp và cả hai bên đều khẳng định họ là người sở hữu hợp pháp của các tờ vé số, cảnh sát buộc phải can thiệp.
Tại sở cảnh sát, người bán vé số dạo khẳng định đă bán vé số cho ông Kraikruan nhưng họ phát hiện có nhiều t́nh tiết bất hợp lư và phía ông Charoon cũng khăng khăng chính ông mới là người mua những tờ vé đó từ người bán dạo.
“Tôi tin là mỗi trường hợp lại có những câu chuyện phức tạp ẩn chứa đằng sau và chúng c̣n có thể bị dàn dựng, V́ vậy, tôi đă giao cho bộ phận quản lư tội phạm điều tra rơ sự liên quan giữa các vụ việc này”, ông Thitirat Nonghanpitak, quan chức Cơ quan điều tra Trung ương Thái Lan, nói.
Đầu tháng 12/2017, cả 2 người đàn ông đă được kiểm tra lời khai bằng máy nói dối nhưng không mang lại kết quả, cảnh sát gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định ai mới là chủ nhân thực sự. Họ đă mời Charoon Wimon và Preecha Kraikruan cùng ngồi lại bàn bạc, thỏa thuận phân chia giải thưởng. Tuy nhiên, Charoon khẳng định tấm vé số này của ông nên không có lư do ǵ phải nó.
Trước lời khẳng định như đinh đóng cột của cả 2 bên, cảnh sát cuối cùng đă nghĩ tới việc sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN để t́m ra chủ nhân dấu vân tay in trên cuống vé.
Vài ngày sau đó, kết quả ADN chỉ xác định được dấu vân tay của vị cảnh sát về hưu, chứng tỏ ông mới chính là người sở hữu tấm vé số 20 tỷ. Thầy giáo Preecha Kraikruan và người bán vé dạo sau đó đă bị bắt giữ và phải cúi đầu thừa nhận âm mưu của ḿnh.
Theo đó, khi người bán vé t́nh cờ câu chuyện may mắn của ông Charoon, ḷng tham nổi lên, Preecha đă thuyết phục người này cùng dàn dựng màn kịch mất vé nhằm chiếm đoạt số tiền lớn để chia chác. Cả hai đă tính toán rất kỹ từng bước và thống nhất lời khai. Tuy nhiên, điều Preecha không ngờ tới là cảnh sát lại dùng phương pháp ADN để phá án.
Therealrtz © VietBF