Các công ty vũ khí Mỹ đang nỗ lực khai thác mỏ vàng NATO với dự khuyến khích của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
So sánh chi tiêu quốc pḥng của các nước NATO (trừ Mỹ và Canada) với Nga
Trong cuộc họp 12/7, ngày cuối cùng của cuộc họp gần đây của Mỹ và các nước đồng minh NATO, Tổng thốgg Trump nói rằng “Hoa Kỳ tạo ra những thiết bị quân sự tốt nhất trên thế giới: máy bay phản lực tốt nhất, tên lửa tốt nhất, súng tốt nhất”.
Sau đó, ngài Tổng thống tiếp tục điểm danh đến những nhà sản xuất vũ khí của Mỹ như Lockheed Martin, Boeing và Northrop Grumman, và dĩ nhiên cũng gọi đó là những công ty tốt “nhất thế giới”.
Trước đó, ngày 11 tháng 7, Sàn Giao dịch Chứng khoán Nasdaq niêm yết giá cổ phiếu của Lockheed Martin ở mức 305,68 USD. Một ngày sau bài phát biểu của ông Trump, nó tăng lên 318,37 USD.
Tương tự, giá cổ phiếu của Boeing cũng ngay lập tức tăng từ 340,50 USD lên 350,79 USD sau lời khen của đương kim Tổng thống Hoa Kỳ. Điều tương tự cũng xảy ra với giá cổ phiếu của Northrop Grumman, nghĩa là tăng ít nhất 10 USD.
Kém vui nhất có lẽ là General Dynamics, một nhà sản xuất vũ khí lớn của Mỹ, v́ giá cổ phiếu của hăng này chỉ tăng nhẹ từ 191,51 USD lên 192,74 USD.
Có lẽ lần kế tiếp cùng với Raytheon, nhà sản xuất hệ thống tên lửa Patriot mà Washington đang bán trên toàn thế giới, hai hăng này sẽ được Tổng thống Trump nhấn mạnh hơn khi phát biểu với các đồng minh bướng bỉnh chưa chịu mua vũ khí của Mỹ.
Ông Trump cũng phát biểu rằng, “Chúng ta có nhiều quốc gia giàu có nhưng cũng có một số không giàu có và họ hỏi tôi rằng có mua được trang thiết bị quân sự của Mỹ không và chúng tôi sẽ giúp họ một chút”.
Có thể hiểu phát biểu này có nghĩa là các nước nghèo hơn muốn mua vũ khí của Mỹ có thể sẽ không phải trả tiền mặt cho việc mua hàng của họ. V́ vậy, không có ǵ là ngạc nhiên khi giá cổ phiếu của ba nhà sản xuất vũ khí lớn được điểm tên đều tăng hơn 10 USD.
Để thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, Bộ Ngoại giao Mỹ đă cố gắng hết sức để làm cho việc bán vũ khí của Mỹ trở nên dễ dàng hơn bằng cách cho phép các nhà sản xuất tránh các kiểm tra và một vài ràng buộc pháp lư, đạo đức khi thấy một hàng dài các quốc gia xếp hàng chờ để được mua vũ khí của Mỹ.
Từ ngày 13 tháng 7, Bộ Ngoại giao Mỹ đă chính thức công bố các biện pháp mới để “nhanh chóng nhận được sự chấp thuận của chính phủ đối với các đề xuất của các công ty quốc pḥng và hàng không vũ trụ” mà trưởng Pḥng Thương mại và Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ, Keith Webster đưa ra sáng kiến.
Bên cạnh đó Trung tướng Charles Hooper, giám đốc Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc pḥng, tuyên bố tại Triển lăm Hàng không Quốc tế Farnborough hôm 18/07 rằng cơ quan của ông cắt giảm chi phí vận chuyển cho khách hàng bán hàng quân sự nước ngoài, đó sẽ là một chất kích thích cho việc bán “máy bay phản lực tốt nhất, tên lửa tốt nhất, súng tốt nhất” như lời ông Trump ở trên.
Đài VOA đă b́nh luận hôm 12/7 rằng, “Với cam kết đổi mới của các quốc gia NATO để đáp ứng các mục tiêu chi tiêu quốc pḥng, người hưởng lợi lớn nhất là các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ, hàng năm đă xuất khẩu hàng tỷ USD ra toàn cầu”.
Trong NATO, những quốc gia chi tiêu lớn nhất cho vũ khí Mỹ, cho đến nay, là Ba Lan, Romania, Anh và Hy Lạp, với số tiền khổng lồ.
Ba Lan đă kư một thỏa thuận mua hệ thống tên lửa Patriot với giá 4,75 tỷ USD, bổ sung vào việc mua các tên lửa không đối lưu chung với giá 200 triệu USD, tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến, trị giá 250 triệu USD.
Việc cung cấp 48 chiếc máy bay tấn công đa chức năng F-16 trị giá 4,7 tỷ USD cũng đă bắt đầu vào năm 2006. Warsaw đang chứng minh là một khách hàng trung thành của vũ khí Mỹ.
Romania, một quốc gia bị Ngân hàng Thế giới xếp loại “tham nhũng nặng nề” v́ những dự án đường bộ của ḿnh. Những điều này đă không ngăn cản được việc mua các hệ thống pháo phản lực của Mỹ với giá 1,25 tỷ USD và hợp đồng mua hệ thống pḥng không Patriot trị giá 3,9 tỷ USD.
Washington đă bỏ tiền xây dựng hệ thống này từ tháng 5 năm 2016, một trạm của hệ thống Aegis nhằm kiềm tỏa Nga, và hệ thống này sẽ hoạt động cuối năm nay.
Cuối cùng, mỏ vàng NATO sẽ tiếp tục được các nhà sản xuất vũ khí Mỹ khai thác hiệu quả sau sự khuyến khích nhiệt t́nh của ông Trump. Bất chấp việc “chẳng có mối đe dọa rơ ràng nào từ Nga hết”, theo VOA.
VietBF © sưu tập