Chiếc limousine chống đạn Hồng Kỳ do Trung Quốc sản xuất đưa ông Tập Cận Bình qua 3 nước vừa qua là Papua New Guinea, Brunei và Philippines trong suốt chuyến thăm này, bơi việc lựa chọn chiếc xe nội địa dường có vẻ mang ý nghĩa như một phản ứng thách thức đối với hành động và chỉ trích thẳng mặt bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuyên dùng xe Cadillac.
Siêu xe Hồng Kỳ của ông Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP.
Trống giong cờ mở tại APEC
Động thái này được xem như một nỗ lực để thúc đẩy "thương hiệu" Trung Quốc trên trường thế giới.
Việc lựa chọn chiếc xe nội địa dường có vẻ mang ý nghĩa như một phản ứng thách thức đối với hành động và chỉ trích thẳng mặt bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuyên dùng xe Cadillac.
Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có thói quen sử dụng chiếc Cadillac có biệt danh The Beast (Quái vật) trong tất cả các chuyến thăm, sân khấu đã được thiết kế cho ông Tập Cận Bình khi hoàn toàn sử dụng nhãn hiệu xe hơi Trung Quốc trong các chuyến đi của mình.
Su Hao, Giáo sư tại trường Đại học Quan hệ quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh nhận định, việc lựa chọn chiếc xe Hồng Kỳ trong các chuyến thăm cấp nhà nước gần đây của ông Tập là một phần của nỗ lực kêu gọi sự chú ý đến thương hiệu của Trung Quốc trên sân khấu quốc tế.
"Điều này cho thấy, xe ô tô do Trung Quốc sản xuất cũng phù hợp với các sự kiện tầm cỡ", ông Su nói.
"Người Mỹ không tin tưởng an ninh tại các nước vì vậy, họ luôn mang theo xe riêng. Nhưng lý do Bắc Kinh sử dụng xe Hồng Kỳ thì không giống như vậy", ông Su nói thêm.
Hai chiếc xe limousine Hồng Kỳ đã được chuyển bằng chiếc Boeing 747 của Air China đến Papua New Guinea để phục vụ cho chuyến thăm của ông Tập Cân Bình tại APEC.
Từ sân bay, đoàn xe đi đến khách sạng Stanley Hotel ở thủ đô Port Moresby thông qua một tuyến đường cao tốc được bảo trì từ nguồn vốn của Trung Quốc với cảnh sát phong tỏa kín, và băng qua một đại lộ treo rợp quốc kỳ của 2 nước.
Kết thúc hội nghị cấp cao, chiếc xe lại được đưa đến Brunei và sau đó là Philippines khi ông Tập có chuyến thăm 2 quốc gia Đông Nam Á.
Gây dựng thương hiệu quốc gia
Lu Peixin, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh thường muốn các nước chủ nhà cung cấp phương tiện cho các quan chức Trung Quốc. Trong trường hợp nước chủ nhà không có các phương tiện đặc biệt, Trung Quốc chỉ yêu cầu những phương tiện tốt nhất và an toàn nhất có thể cho chuyến thăm chính thức.
Trong suốt chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Mỹ vào năm 2012, 2013 và 2015, ông đã sử dụng chiếc Cadillac của chủ nhà - thương hiệu xe hơi cao cấp hàng đầu mang tính biểu tượng Detroit General Motors. Khi ở Pháp vào năm 2014, Tổng thống Trung Quốc sử dụng Citroen C6, chiếc xe sang trọng của Pháp.
Nhưng năm 2015, ông Tập đã lần đầu tiên đưa 2 chiếc xe Hồng Kỳ L5 đến New Zealand để sử dụng cho chuyến thăm nhà nước. Đây là lần đầu tiên ông Tập không sử dụng xe do nước chủ nhà chuẩn bị.
Động thái này cũng phù hợp với chỉ thị riêng của ông Tập Cận Bình hồi năm 2012 yêu cầu các cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc tránh xe ô tô nước ngoài để ủng hộ cho xe do nội địa sản xuất.
Hồng Kỳ - biểu tượng truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc - là thương hiệu xe ô tô hạng sang ra đời năm 1958 bởi tập đoàn FAW của Trung Quốc.
Là thương hiệu ô tô lâu đời nhất, Hồng Kỳ thường được sử dụng làm phương tiện cho các quan chức cấp cao của chính phủ. Nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Nixon đều đã sử dụng chiếc xe này trong chuyến thăm lịch sử của cựu Tổng thống Mỹ đến Trung Quốc những năm 1970.
Nhưng bắt đầu từ những năm 1990, thương hiệu này bắt đầu đi xuống khi lãnh đạo Trung Quốc chuyển sang sử dụng xe nhập khẩu.
Có vẻ không phù hợp lắm khi ngồi trong một chiếc xe nước ngoài. Rất nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài sử dụng xe limousine do nước đó sản xuất, ông Tập Cận Bình phát biểu hồi năm 2012.
Sau bài phát biểu của ông Tập, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã bắt đầu sử dụng chiếc Hồng Kỳ H7 vào năm 2013 và cung cấp xe Hồng Kỳ cho các đoàn xe của các nhà lãnh đạo nước ngoài đến thăm Trung Quốc.