Trung Quốc đang tỏ ra giận dữ về vụ cảnh sát Canada bắt giữ một trong những lănh đạo công nghệ hàng đầu của Trung Quốc theo yêu cầu của Mỹ. Vụ việc đặt ra một phép thử chính trị khó cho Chủ tịch Tập Cận B́nh.
Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Donald Trump chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị G20 ở Argentina cuối tháng 11 (Ảnh: AFP)
Sau vụ cảnh sát Canada bắt giữ bà Meng Wanzhou, giám đốc tài chính hăng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei, một số người Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Mỹ, trong khi một số khác tỏ ra lo ngại cho số phận các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ. Theo New York Times, sự bùng nổ của những quan điểm khác nhau về vụ việc này càng cho thấy bản chất bất thường và mang màu sắc chính trị trong “đ̣n đánh” mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm cạnh tranh với tham vọng thống trị về công nghệ của Trung Quốc.
Trong phiên ṭa ngày 7/12 tại Vancouver, các công tố viên Canada tuyên bố bà Meng Wanzhou đối mặt với các cáo buộc che giấu mối liên hệ với công ty bán thiết bị cho Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào quốc gia Trung Đông này.
Theo giới phân tích, không giống các đợt áp thuế trừng phạt mới hay những tuyên bố cứng rắn của giới chức Mỹ nhằm vào Trung Quốc, việc bắt giữ bà Meng dường như khoét sâu thêm sự đối đầu ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc và có thể buộc Chủ tịch Tập Cận B́nh phải có lập trường cứng rắn hơn với Wasington. Điều này xuất phát một phần từ vị thế của bà Meng, nữ giám đốc 46 tuổi, tại Trung Quốc.
Là con gái nhà sáng lập huyền thoại của tập đoàn Huawei, bà Meng là một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Bà đi lại nhiều nơi trên thế giới, giỏi tiếng Anh và là người thừa kế tập đoàn công nghệ toàn cầu, vốn là niềm tự hào không chỉ của người dân Trung Quốc mà c̣n là của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Việc Canada bắt giữ nữ giám đốc tài chính Huawei theo đề nghị của Mỹ đă trở thành vụ việc gây chấn động và đặt lănh đạo Trung Quốc vào “ghế nóng”. Chủ tịch Tập Cận B́nh phải đối mặt với nhiều sức ép khó khăn. Ông vừa phải thể hiện sự mạnh mẽ, có thể bằng cách đáp trả Mỹ, vừa phải hạn chế những rủi ro nhằm vào tầng lớp tinh hoa của Trung Quốc do gia tăng căng thẳng sau vụ bắt giữ bà Meng cũng như trong cuộc chiến thương mại với Washington.
Mặc dù vị thế của Chủ tịch Tập Cận B́nh với tư cách là lănh đạo tối cao tại Trung Quốc vẫn không lay chuyển, song cách thức ông quản lư nền kinh tế cũng như mối quan hệ với Mỹ đă vấp phải sự chỉ trích từ trước vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei. Một số người đă đổ lỗi cho ông Tập về việc thúc đẩy công khai các chính sách tham vọng của Trung Quốc khiến chính quyền Trump “nóng mặt” và kích động cuộc chiến tranh thương mại.
Thời điểm Canada bắt giữ bà Meng cũng gây sức ép nhiều hơn cho Chủ tịch Tập Cận B́nh. Vụ việc xảy ra khi nhà lănh đạo Trung Quốc và tổng thống Mỹ đang thảo luận về thỏa thuận đ́nh chiến thương mại trong bữa tối tại Argentina bên lề hội nghị G20. Các trợ lư khẳng định ông Trump không biết vụ bắt giữ bà Meng vào thời điểm đó, song một số ư kiến tại Trung Quốc cho rằng việc Mỹ không đề cập tới vụ việc này trong cuộc gặp giữa hai nhà lănh đạo đồng nghĩa với việc Washington đă làm mất mặt ông Tập Cận B́nh, và có lẽ đây là nỗ lực cố ư của phe diều hâu ở Mỹ nhằm khiến Trung Quốc mất thể diện.
Thổi bùng căng thẳng
Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou (Ảnh: Reuters)
Một số ư kiến cho rằng vụ bắt giữ “sếp” Huawei càng củng cố thêm lập trường của những người từ lâu nghi ngờ rằng, Mỹ đang quyết tâm chặn đứng đà trỗi dậy của Trung Quốc. Deng Yuwen, nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh, cho biết phe bảo thủ trong chính quyền Trung Quốc có thể viện cớ vụ bắt giữ bà Meng để phản đối việc nhượng bộ Mỹ khi các cuộc đàm phán thương mại sắp diễn ra trong vài tháng tới.
“Nếu Mỹ muốn lấy vụ Huawei làm gương, phe dân tộc bảo thủ tại Trung Quốc và cả quân đội nước này đều rất bất măn, điều đó khiến cho việc thỏa hiệp với Mỹ trở nên khó khăn hơn. Về ngắn hạn, Mỹ có thể giành lợi thế từ việc chơi ván bài này, nhưng về dài hạn, họ không nhận được ǵ cả”, ông Deng nhận định.
Chủ tịch Tập Cận B́nh cho đến nay vẫn chưa đưa ra b́nh luận công khai về vụ bắt giữ giám đốc tài chính Huawei. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă phản đối mạnh mẽ vụ việc này và yêu cầu thả người. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Mỹ cần giải thích lư do bà Meng bị bắt và cáo buộc Canada cũng như Mỹ vi phạm quyền của nữ giám đốc này.
Wu Xinbo, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Phục Đán, cho rằng nhiều người Trung Quốc sẽ coi vụ bắt giữ bà Meng là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm buộc Trung Quốc tiếp tục sản xuất các hàng tiêu dùng giá rẻ và ngăn Trung Quốc phủ sóng thị trường với các sản phẩm cao cấp và có giá trị lớn.
Người Trung Quốc cũng cho rằng Washington đang xem Huawei là một nhánh của t́nh báo Trung Quốc và thường lấy nguy cơ an ninh làm cái cớ để kêu gọi các đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới không mua sản phẩm của Huawei. Người Trung Quốc cho rằng điều này là không công bằng và không có căn cứ.
“Không cần thiết phải diệt Huawei. Diệt Huawei không khác nào diệt Boeing”, Giáo sư quan hệ quốc tế Cheng Xiaohe tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định.
Mạng xă hội Trung Quốc tràn ngập những b́nh luận chỉ trích Mỹ. Nhiều người cho rằng bà Meng thực chất đă bị Mỹ "bắt cóc" và điều này cho thấy người Trung Quốc không c̣n an toàn dù họ ở bất kỳ đâu. Một số khác cáo buộc Mỹ đă đi quá giới hạn và đặt ra câu hỏi rằng, tại sao các hoạt động của Huawei ở Iran lại nằm trong phạm vi kiểm soát của pháp luật Mỹ.
Cơn giận dữ nhằm vào Mỹ có một phần xuất phát từ ḷng tự tôn dân tộc của người Trung Quốc đối với Huawei. Tập đoàn viễn thông này được xem là hiện thân cho sự thành công của một doanh nghiệp nội địa tại Trung Quốc khi đánh bại các đối thủ nước ngoài để trở thành một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông và sở hữu công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.
VietBF © sưu tầm