Theo Banned Book, tất cả nhân viên mới phải trải qua khóa đào tạo “tẩy năo” hai tuần tại “Đại học Huawei”, khiến một cựu nhân viên Huawei Trung Quốc tiết lộ làm việc ở công ty Huawei rất thống khổ, sau khi sự kiện Canada bắt giữ Phó chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính Huawei – bà Mạnh Văn Châu từng “khuấy đảo” giới truyền thông các nước.
Điều được Huawei nhận làm là "tự nguyện" kư một bản "Đơn thoả thuận phấn đấu" để sẵn sàng từ bỏ ngày nghỉ phép và lương tăng ca như sự đảm bảo cho ḷng trung thành, giống như một khế ước bán thân. (Ảnh: AP Photo/Ng Han Guan)
BL Daily đưa tin, người này nói rằng mỗi nhân viên được yêu cầu “tự nguyện” kư một bản “Đơn thỏa thuận phấn đấu” để sẵn sàng từ bỏ ngày nghỉ phép và lương tăng ca như sự đảm bảo cho ḷng trung thành, giống như một khế ước bán thân.
Đồng thời, đối với nhân viên mới vào công ty, sẽ phải trải qua chương tŕnh đào tạo “hút máu và tẩy năo”, cựu nhân viên của Huawei ví các khóa học này như “con sói mới khát máu”, The Epoch Times Chinese đưa tin.
Nhân viên này đă viết một bài báo nặc danh “Tại sao tôi đến Huawei”, anh mô tả năm đầu tiên làm việc tại Huawei là “thống khổ”, v́ tất cả nhân viên mới phải trải qua khóa đào tạo “tẩy năo” hai tuần tại “Đại học Huawei”.
Mỗi ngày thức dậy lúc 5 giờ sáng, mặc đồng phục áo đỏ quần trắng chạy bộ, sau khi ăn sáng là bắt đầu khóa đào tạo bao gồm lịch sử, giới thiệu sản phẩm và văn hóa công ty, theo người tự xưng là cựu nhân viên Huawei.
Mạnh Văn Châu là con gái lớn của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi (giữa) – người từng là kỹ sư công tŕnh trong quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Et Today)
Harvard Business Revie nhận xét về Huawei năm 2015 như sau: cách kinh doanh của công ty này khốc liệt như trên “chiến trường”, khẩu hiệu của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi – cha ruột của bà Mạnh – tương tự như quân đội: “Nếu chúng ta đă định sẵn sẽ thất bại, chúng ta hăy cố gắng hết sức có thể cho đến khi chúng ta chết”.
Vào thời điểm đó, Huawei đă phân phát chăn và nệm quân sự cho mỗi nhân viên mới, họ muốn nhân viên “làm việc, ngủ và lại làm việc” trong công ty.
Cựu nhân viên Huawei đă đăng trạng thái trên trang web Kanzhu: “Sự quan liêu của Huawei rất nghiêm trọng. Điều này có thể do ông chủ từng phục vụ trong quân đội”.
Anh tiếp lời, trong Huawei, cấp dưới không có quyền phát biểu trước cấp trên và họ không thể thảo luận mọi chuyện với cấp trên. Tất cả những ǵ họ có thể làm là “tuân theo mệnh lệnh”.
Các công ty công nghệ khác ở Trung Quốc như Alibaba và Xiaomi cũng nổi tiếng khắc nghiệt không kém, các nhân viên h́nh thành một lối nói “996”, có nghĩa là nhân viên làm việc 6 ngày một tuần, từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày.
Elliott Zaagman, giảng viên các khoá đào tạo của Huawei, nói rằng Huawei cố t́nh tuyển dụng những sinh viên xuất sắc từ các thành phố xa xôi ở Trung Quốc, v́ những sinh viên này rất muốn theo đuổi “sự giàu có”, họ hy vọng sau khi tốt nghiệp giành được cơ hội nhanh chóng bước chân lên tầng lớp trung lưu. “Huawei muốn thuê những người có thể làm việc chăm chỉ”, ông nói. “Ở Trung Quốc, rất nhiều công ty muốn biết cách làm sao có thể làm được giống như Huawei”.
Tuy nhiên, thành công của Huawei chủ yếu dựa vào trạng thái xă hội hiện tại của Trung Quốc, kiểm soát con người mạnh mẽ và hợp tác chặt chẽ với quan chức trong chính quyền Trung Quốc. Cái gọi là yếu tố “thành công” của Huawei có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề tranh căi ở nước ngoài.
Một nhân viên kỹ thuật tại Thượng Hải cho biết, Huawei được coi là một công ty “không thể xâm phạm” tại Trung Quốc. “Nhưng ở nước ngoài, nó chỉ là một công ty mà thôi, cần phải tuân theo luật pháp của các quốc gia khác”.