Thời điểm mà ông Trump quyết định rút quân khỏi Syria vừa được công bố. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố với các phóng viên rằng kế hoạch rút quân khỏi Syria của ông diễn ra trong một khoảng thời gian không xác định và nhấn mạnh rằng, ông chưa từng nói sẽ rút "nhanh hay chậm" đồng thời bác bỏ thông tin về mốc thời gian 4 tháng.
Tổng thống Donald Trump và quyền Bộ trưởng Quốc pḥng Patrick Shanahan trong cuộc họp nội các ngày 2.1.2019
Ông Trump bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria vào ngày 19.12, sau khi tuyên bố khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đă bị đánh bại.
Sau thông báo trên, tờ New York Times hôm 31.12 đưa tin rằng, ông Trump sẽ cho quân đội 4 tháng để rút hoàn toàn khỏi Syria dù trước đó ông chủ Nhà Trăng ra lệnh rút quân trong 30 ngày.
Tuy nhiên, phát biểu tại một cuộc họp nội các hôm 2.1, ông Trump phủ nhận việc đưa ra một mốc thời gian cụ thể cho quân đội Mỹ để rút khỏi Syria.
"Tôi không bao giờ nói sẽ rút nhanh hay chậm. Ai đó đă đưa ra mốc thời gian 4 tháng để rút quân nhưng tôi cũng chưa bao giờ nói điều đó", ông Trump tuyên bố với các phóng viên.
"Chúng ta đang rút khỏi Syria và chúng ta sẽ rút một cách khôn ngoan", ông Trump chia sẻ thêm nhưng từ chối cho biết cụ thể quân đội Mỹ sẽ ở lại Syria bao lâu.
Quyết định rút quân của Trump đă khiến Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do lực lượng dân quân người Kurd lănh đạo và được Mỹ hậu thuẫn, thất vọng sâu sắc, do họ đă sát cánh cùng Washington suốt nhiều năm qua để chống IS. Sau khi Mỹ rút quân, SDF sẽ phải cùng lúc chống lại sức ép của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc và tàn quân IS ở phía đông nam.
Theo các nguồn tin giấu tên, các chỉ huy Mỹ phụ trách hoạch định việc rút quân đang đề nghị cho phép các chiến binh người Kurd được giữ lại vũ khí do Mỹ cung cấp.
Ông Trump tuyên bố ông không hài ḷng với việc người Kurd bán dầu cho Iran, nhưng ông "vẫn muốn bảo vệ người Kurd". Dù vậy, ông không muốn lính Mỹ hiện diện ở Syria vô thời hạn. "Ở đó chỉ có cát sa mạc và cái chết", ông Trump nhấn mạnh.
Các nguồn tin địa phương cho biết SDF đang cố gắng kêu gọi sự hỗ trợ từ Nga cũng như thuyết phục các nước phương Tây khác lấp chỗ trống của Mỹ sau khi quân Mỹ rút khỏi các khu vực miền bắc và miền đông Syria. Khu vực do SDF kiểm soát chiếm khoảng 1/4 diện tích Syria, phần lớn ở phía đông sông Euphrates.
SDF vốn là đối tác chính của Mỹ trong cuộc chiến chống IS, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ coi dân quân người Kurd là khủng bố và nhiều lần tỏ rơ quyết tâm quét sạch lực lượng này. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đă tập kết nhiều lực lượng và triển khai một số lượng lớn khí tài dọc biên giới phía bắc Syria, sẵn sàng tấn công lực lượng người Kurd bất cứ lúc nào.