Đó chính là tên lửa Iran. Chúng đang trên con đường khuynh đảo Trung Đông. Hiện nay Iran đang chế tạo hàng loạt tên lửa đạn đạo và hành tŕnh mới như Khorramshahr 2, Soumar, Hoveizeh trên nền tảng Raduga Kh-55 có tầm phóng bao phủ Trung Đông.
Theo trang tin DEBKAfile’s của Israel, hai trong số những thành tựu quân sự công nghệ cao mà Iran đă chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 40 năm cuộc Cách mạng Hồi giáo là sự giả tạo bởi lực lượng t́nh báo Mỹ và Israel cho rằng, những thử nghiệm của chúng đă không thành công.
Theo đó, Tehran đă thất bại trong nỗ lực thứ hai nhằm phóng một vệ tinh quân sự lên quỹ đạo vào ngày 6 tháng 2, khi họ đă phóng một vệ tinh lên quỹ đạo từ trung tâm vũ trụ Imam Khomeini ở miền trung Iran.
Các nguồn tin từ lực lượng giám sát vũ trụ của Hoa Kỳ đă công bố những h́nh ảnh cho thấy tên lửa đă được phóng đi sau một số ngày chuẩn bị, nhưng v́ Teheran im lặng về kết quả, nên người ta cho rằng vụ phóng vệ tinh vào không gian là một sự thất bại.
Kể từ lần thử đầu tiên vào ngày 15 tháng 1, sử dụng tên lửa đẩy tầm xa Simorgh thất bại, người Iran quyết định sử dụng tên lửa Safir nhỏ hơn cho lần thử thứ hai, nhưng cũng không đạt được sự thành công.
Các nguồn tin quân sự của DEBKAfile cũng thể hiện sự phản ứng hoài nghi đối với tuyên bố của Tehran vào ngày 4/2, rằng lực lượng tên lửa của Iran đă trang bị phiên bản nâng cấp của tên lửa tầm xa Khorramshahr (tầm bắn 2.000km) với đầu đạn dẫn đường tự chế 2 tấn, được định danh là Khorramshahr 2.
Tehran chắc chắn đang làm việc rất nỗ lực để phát triển đầu đạn dẫn đường công nghệ cao, nhưng lực lượng giám sát t́nh báo của Mỹ và Israel cho rằng, điều này là không khả thi bởi họ không phát hiện ra bằng chứng nào cho thấy những nỗ lực này đă dẫn đến thành công.
Tuy nhiên, DEBKAfile’s cũng thừa nhận rằng, không phải tất cả các vũ khí mà Iran gần đây đă tŕnh diễn đều là “hàng nhái”.
Tên lửa Iran đang từng bước bao phủ tầm bắn khắp Trung Đông và sang châu Âu
Thử nghiệm phóng vào ngày 2 tháng 2 của tên lửa hành tŕnh mới của Irasn mang tên Hoveizeh (tầm bắn 1.250km) thuộc gia tộc tên lửa Soumar, đă thành công, mặc dù những h́nh ảnh của phương Tây vào thời điểm đó cho thấy dường như đă có một số rắc rối với động cơ của nó.
Hoveizeh, trên thực tế, là bản sao của tên lửa hành tŕnh phóng từ trên không được chế tạo dưới thời Liên Xô là Raduga Kh-55 (NATO định danh là AS-15 'Kent'), một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được nhập lậu từ Nga hoặc Ukraine vào Iran mười tám năm trước.
Theo DEBKAfile, vào năm 2001, sáu quả tên lửa Kh-55 phiên bản gốc do Liên Xô chế tạo đă được buôn lậu vào Iran từ lănh thổ Ukraine. Tuy nhiên, không ai xác định được trong phi vụ buôn lậu khét tiếng này, các tên lửa c̣n giữ được đầu đạn hạt nhân hay chỉ mang đầu đạn thông thường.
Tuy nhiên, giới t́nh báo dự đoán là các nhà cung cấp (hầu hết là các nhân viên chịu trách nhiệm kỹ thuật trong các kho bảo quản tên lửa của Ukraine đă bàn giao các hướng dẫn kỹ thuật để gắn các đầu đạn (cả hạt nhân và thông thường) vào tên lửa, c̣n sau đó là việc của Iran.
DEBKAfile’s, phiên bản gốc của Kh-55 được thiết kế để bắn từ máy bay chiến đấu. Điều này giải thích v́ sao có những trục trặc kỹ thuật phát sinh khi người Iran cố gắng cải tiến nó thành một tên lửa đất đối đất. Tuy nhiên, dường như là Tehran đă thành công trong việc này, sau khi có một số tên lửa đă được thử nghiệm ở Yemen.
Iran “phủ sóng tên lửa” khắp Trung Đông
Hai năm sau ngày Tehran và nhóm P5+1 kư Thỏa thuận hạt nhân Iran, vào tháng 1/2017, quả tên lửa Soumar hoàn chỉnh đầu tiên được “nhái” từ Kh-55 đă có cuộc thử nghiệm công khai lần đầu tiên.
Trong khi các quan chức Mỹ và Israel dường như coi thường loại tên lửa của Iran th́ tờ Die Welt của Đức báo cáo rằng Soumar đă bắn hạ mục tiêu cách địa điểm phóng “rất xa”.
Tờ báo này con tiết lộ rằng, ngay trong vụ phóng thử bí mật đầu tiên vào năm 2015, Soumar cũng đă bay được một hành tŕnh hoàn hảo dài tới 600km.
Sau đó, đến tháng 12/2017, các nguồn tin t́nh báo và quân đội của DEBKAfile cho biết, Iran đang tiến hành thử nghiệm tính năng tác chiến của tên lửa Soumar, thông qua các vụ phóng tên lửa của lực lượng Houthis - Yemen vào một mục tiêu trong lănh thổ Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE).
Lực lượng phiến quân Houthi của Yemen đă công bố đoạn băng video của họ về loại tên lửa hành tŕnh Soumar của Iran và công bố rằng, vào ngày 3 tháng 12 họ đă phóng một quả tên lửa loại này vào nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng ở Abu Dhabi.
Tuy nhiên, giới lănh đạo (UAE- United Arab Emirates) bác bỏ tuyên bố này và nhấn mạnh rằng, bất kỳ tên lửa nào bay vào không phận của họ đều bị đánh chặn bởi các hệ thống pḥng thủ tên lửa cao cấp của Emirates.
Các h́nh ảnh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xă hội cho thấy, các phần của tên lửa Soumar/Kh-55 do Iran chế tạo đă rơi trên mặt đất tại đồn điền Al-Jawf ở phía bắc Yemen, gần biên giới với Saudi Arabia, chứng thực rằng nó đă được phóng lên từ đó, nhưng dường như quả tên lửa đă thất bại trong việc hướng tới mục tiêu của UAE và phát nổ ngay sau khi phóng lên, chứ không phải là bị UAE bắn hạ.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa của Houthi tháng 12 năm 2017 mặc dù đă thất bại nhưng Iran đă thành công vào đầu tháng 02/2019.
Giới t́nh báo cho rằng, phiên bản tiên tiến nhất của Soumar có phạm vi tấn công lên tới 2.500km và đạt tốc độ 860km/h; có khả năng bay ở độ cao rất thấp để thoát khỏi sự phát hiện của các hệ thống radar pḥng thủ tên lửa.
Đây là nhận định hé lộ một thực tế là “Iran đă có đầy đủ các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh với tầm hoạt động hơn 2.000km, có khả năng tấn công tới tận châu Âu”, chứ không chỉ trong khu vực Trung Đông.
Một vấn đề nguy hiểm là các loại tên lửa này cũng đă được cung cấp cho phiến quân Houthi - Yemen và nhóm dân quân người Shiite Hezbollah ở Lebanon, một lực lượng khác được Iran hậu thuẫn, là đối thủ truyền kiếp của Quân đội Israel (IDF).
Có thể nhận định rằng, Tehran đă “phủ sóng” tên lửa khắp Trung Đông để đa dạng hóa mối đe dọa đối với các quốc gia thù địch như Mỹ, Israel, Saudi Arabia, UAE... Đây có thể là những hành động mang tính bước ngoặt, thay đổi cơ bản t́nh h́nh Trung Đông.
VietBF@ sưu tầm.