Một tay buôn vũ khí người Bulgaria đă đầu độc hồi 2015. Hiện nay có nghia ngờ rằng vụ đầu độc này do chính gián điệp Nga tiến hành. Cuộc điều tra đang bắt đầu.
Anh cùng Bulgaria vừa quyết định mở cuộc điều tra nghi án điệp viên Nga đầu độc tay buôn vũ khí Emilian Gebrev hồi năm 2015, nhằm xác minh liệu vụ này có liên quan chất độc thần kinh cấp quân dụng Novichok hay không?
Đấy là chất độc từng được sử dụng để đầu độc điệp viên Nga phản quốc Sergei Skripal cùng con gái Yulia của ông ở thành phố Salisbury (Anh) hồi năm 2018.
Cuộc điều tra được công bố hôm 11.2, sau khi Đại sứ Anh tại Bulgaria, bà Emma Hopkins gặp Thủ tướng Boyko Borissov của Bulgaria cùng các quan chức cấp cao khác.
Tay buôn vũ khí Gebrev - Ảnh : Reuters
Cuộc điều tra được mở sau khi có thông tin một nghi phạm vụ đầu độc Skripal cũng có mặt ở Bulgaria, vào lúc xảy ra vụ đầu độc tay buôn vũ khí Gebrev.
Tay buôn này được nhập viện hồi tháng 4.2015, sau bị bị xỉu tại một tiệc chiêu đăi do ông ta tổ chức ở thủ đô Sofia của Bulgaria. Sau đó không lâu, con trai và một trong những quan chức công ty của ông ta cũng đổ bệnh, cũng được nhập viện.
Tiếp đến, Gebrev bị hôn mê (rồi tỉnh lại) và các bác sĩ nhận định ông ta bị đầu độc, dù họ không thể xác định loại chất độc nào đă được sử dụng.
Phía Bulgaria đă mở lại cuộc điều tra vụ đầu độc Gebrev hồi tháng 10.2018, sau khi ông cho ngành công tố biết rằng ông tin chất độc chống lại ông cũng giống chất độc Novichok, Viện trưởng công tố Sotir Tsatsarov của Bulgaria cho biết hôm 11.2.
Lúc đó, câu chuyện không thu hút được sự chú ư, và khả năng chất độc Novichok được sử dụng chỉ nổi lên trên một trang báo Bulgaria hồi tháng 1.2019.
Tuần trước, trang tin điều tra Mèo đeo chuông (Bellingcat) khẳng định họ phát hiện một nghi phạm vụ đầu độc cha con Skripal cũng có mặt ở Bulgaria, vào thời điểm tay buôn Gebrev bị đầu độc.
Nghi phạm này được cho là Sergey Fedotov, tên giả của một sĩ quan Cục t́nh báo quân đội Nga (GRU), dù các nhà điều tra Anh không khẳng định ông ta là nghi phạm trong vụ đầu độc cha con Skripal.
Nhưng các nhà báo điều tra người Nga và Mèo đeo chuông tin họ có chứng cứ mạnh mẽ, rằng Fedotov làm việc cho GRU, và ông ta đều ở Bulgaria và Anh khi xảy ra các vụ đầu độc Gebrev và cha con Skripal.
Trong hai vụ này, Fedotov đều sử dụng kế hoạch di chuyển giống nhau: đăng kư vé khứ hồi nhưng không đến sân bay, thay vào đó là dùng tuyến bay khác để về Nga.
Viện trưởng công tố Tsatsarov xác nhận Fedotov đến Bulgaria 3 lần năm 2015, có mặt ở nước này vào lúc Gebrev bị đầu độc: “Chúng tôi đă xác minh được toàn bộ thời gian ông ta ở Bulgaria, từ khách sạn, xe sử dụng cùng các cuộc tiếp xúc với những công dân Bulgaria”.
Chính quyền Anh xác định cha con Skripal bị đầu độc bằng chất độc Novichok (từng được phát triển thời Liên Xô). Hai cha con đều sống sót và đang sống ở một địa điểm bí mật.
Skripal từng là đại tá GRU nhưng cũng là điệp viên hai mang của Anh, đă tố giác hàng chục điệp viên Nga cho Cục t́nh báo phản gián MI6 của Anh. Ông là một trong nhóm các điệp viên bị Nga bắt và được trao đổi với điệp viên Nga bị Mỹ bắt hồi năm 2010.
Tay buôn vũ khí Gebrev cũng sống sót. sau khi thoát khỏi t́nh trạng hôn mê, nước tiểu của ông ta được gởi đến một pḥng thí nghiệm ở Phần Lan, nhưng nơi này không xác định được chất độc nào, ngoài các dấu vết của phốt-phát hữu cơ (dùng làm phân bón).
Viện trưởng công tố Tsatsarov nói không phát hiện được sự liên quan với vụ đầu độc cha con Skripal, nhưng cuộc điều tra vẫn tiếp tục.
Gebrev nói với báo giới Bulgaria, rằng không hiểu tại sao ḿnh lại trở thành mục tiêu của một đơn vị t́nh báo nước ngoài. Ông đă tham gia xuất khẩu vũ khí từ hàng chục năm.
Ngày 8.2, người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói khó hiểu tại sao sự cáo buộc của Bulgaria chỉ được tung ra nhiều năm sau khi xảy ra vụ việc.
Chính quyền Nga cũng phủ nhận sự dính líu vụ đầu độc cha con Skripal. Nhưng phía Anh nói họ đang truy t́m hai nghi phạm có tên giả là Ruslan Boshirov và Alexander Petrov.
Hai người này đă trả lời kênh truyền h́nh RT của Nga, khẳng định họ chỉ là doanh nhân bán dược phẩm, đến Salisbury hồi tháng 3.2018 chỉ để tham quan nhà thờ của thành phố Anh này.
Trang tin Mèo đeo chuông và trang Người trong cuộc (Nga) đều xác định hai nghi phạm này có tên thật là Anatoliy Chepiga và Alexander Mishkin, và họ đều là sĩ quan GRU.
Theo báo Guardian, người quen ở nơi họ sống cũng xác nhận hai người tham gia trả lời phỏng vấn của RT chính là Chepiga và Mishkin. Sau lần lên sóng đó, cả hai người đều không xuất hiện.