Những nghi phạm bị truy nă trong vụ bắn rơi máy bay MH17 có mối liên hệ với lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine. Nhóm điều tra quốc tế mới đây hé lộ thông tin này. Có 4 nghi phạm được cho là gây ra thảm kịch MH17.
Igor Girkin, mật danh "Strelkov". Ảnh: AP.
Nhóm Điều tra Chung (JIT) do Hà Lan dẫn đầu ngày 19/6 phát lệnh bắt và truy tố tội danh giết người với ba công dân Nga là Igor Girkin, Sergei Dubinsky, Oleg Pulatov và công dân Ukraine Leonid Kharchenko. Những người này bị cáo buộc đưa hệ thống tên lửa BUK vào miền đông Ukraine, dẫn đến vụ bắn rơi máy bay MH17 hồi năm 2014.
Igor Girkin, mật danh "Strelkov", là nghi phạm đáng chú ư nhất. Các điều tra viên của website báo chí điều tra Bellingcat cho biết Girkin sinh ngày 17/12/1970 ở Moskva, mang quốc tịch Nga và từng là một đại tá trong Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB).
JIT cho rằng Girkin từng kinh qua nhiều chiến trường từ Chechnya đến Nam Tư và từ năm 2014 tự xưng là bộ trưởng quốc pḥng của "Cộng ḥa Nhân dân Donesk" do phe ly khai miền đông Ukraine lập ra. Girkin được cho là đă chỉ huy các tay súng ly khai chiếm đóng một số vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực.
Theo các điều tra viên, Girkin nhiều khả năng nắm rơ mọi hành động của các tay súng ly khai trong tháng 7/2014, thời điểm máy bay MH17 bị bắn rơi, trong đó có việc đưa hệ thống tên lửa pḥng không BUK vào miền đông Ukraine.
Cuối năm 2014, Girkin bị loại khỏi ban lănh đạo lực lượng ly khai ở Donesk. Trở về Nga, Girkin mất hết quyền lực và gặp khó khăn về kinh tế.
Hôm qua, Girkin phủ nhận việc quân ly khai là thủ phạm bắn hạ máy bay MH17. "Tôi chỉ có thể nói rằng quân ly khai không bắn rơi máy bay Boeing", Girkin nói với hăng thông tấn Interfax. Ông này được cho là đang sống tại Moskva.
Sergei Dubinsky, biệt danh "Khmury". Ảnh: Guardian.
Sergei Dubinsky, biệt danh "Khmury", được cho là đă gặp Girkin khi tham gia Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất vào giữa những năm 1990. Thời điểm máy bay MH17 bị bắn hạ, Dubinsky đang giữ vị trí lănh đạo t́nh báo quân đội của phe ly khai ở đông Ukraine. Dubinsky bị cáo buộc có liên hệ với Cơ quan T́nh báo Quân đội Nga (GRU).
Trang Bellingcat cho hay Dubinsky từng "ra lệnh vận chuyển một bệ phóng tên lửa BUK", loại tên lửa mà theo các nhà điều tra là đă bắn rơi máy bay MH17 của hăng hàng không Malaysia Airlines gần 5 năm trước. Dubinsky c̣n được cho là đă "tham gia vào việc đưa bệ phóng tên lửa BUK trở lại Nga sau khi máy bay MH17 bị bắn hạ".
Dubinsky nhiều khả năng đang sống tại quê nhà ở thành phố Rostov-on-Don, phía nam Nga, gần biên giới Ukraine.
Oleg Pulatov, biệt danh "Gyurza". Ảnh: SMH.
Oleg Pulatov, biệt danh "Gyurza", được xác định là một cựu trung tá trong quân đội Nga. Mùa hè năm 2014, Pulatov trở thành cấp phó của Dubinsky tại "Cộng ḥa Nhân dân Donesk" tự xưng. Ông này bị cáo buộc giúp vận chuyển hệ thống tên lửa BUK tới Ukraine và sau khi máy bay MH17 bị bắn rơi, Pulatov đă triển khai lực lượng ly khai canh gác khu vực nơi các mảnh vỡ MH17 nằm rải rác.
Một tay súng ly khai canh gác tại hiện trường MH17 rơi ở miền đông Ukraine năm 2014. Ảnh: Reuters.
Leonid Kharchenko, công dân Ukraine, biệt danh "Krot", cũng có mối liên hệ với những lănh đạo của lực lượng ly khai. Theo Bellingcat, người này có nhiệm vụ "bảo vệ bệ phóng tên lửa BUK tại băi phóng". Bên cạnh đó, Kharchenko c̣n có thể tham gia phối hợp vận chuyển bệ phóng tên lửa từ Donetsk, thành phố chính do quân ly khai kiểm soát ở đông Ukraine.
Truyền thông Ukraine đưa tin Kharchenko đang bị chính quyền nước này truy nă v́ từng bao vây trụ sở chính quyền trong phong trào nổi dậy ở miền đông Ukraine cũng như vai tṛ của ông trong việc hỗ trợ quân ly khai.
Leonid Kharchenko, biệt danh "Krot". Ảnh: SMH.
Trong một cuộc phỏng vấn do cơ quan truyền thông của lực lượng ly khai thực hiện hồi năm 2015, Kharchenko gọi chính quyền ở Kiev là "chế độ phát xít" được xây dựng dựa trên hệ tư tưởng "Đức quốc xă".
Người nhà của các nạn nhân trên máy bay MH17 được thông báo rằng phiên ṭa xét xử 4 nghi phạm sẽ bắt đầu vào ngày 9/3/2020 tại Hà Lan. Tuy nhiên, các nghi phạm nhiều khả năng sẽ bị xử vắng mặt v́ Nga không cho phép bàn giao công dân cho nước ngoài để truy tố, trong khi cơ quan an ninh Ukraine hiện "không có thông tin" về tung tích của Kharchenko, cũng không biết liệu người này c̣n sống hay đă chết.
Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hăng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi khi bay qua miền đông Ukraine vào tháng 7/2014, khiến toàn bộ 298 người trên phi cơ thiệt mạng, đa phần là người Hà Lan.
JIT sau đó được thành lập với các điều tra viên đến từ Hà Lan, Australia, Ukraine, Bỉ và Malaysia để t́m hiểu nguyên nhân thảm kịch. Bộ Ngoại giao Nga hôm qua ra tuyên bố khẳng định những cáo buộc mà nhóm điều tra quốc tế đưa ra là "hoàn toàn vô căn cứ" và "nhằm làm mất uy tín của Nga trong mắt cộng đồng quốc tế". Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong khi đó kêu gọi Nga truy tố các nghi phạm bắn rơi máy bay MH17.