Câu hỏi Moscow là đồng minh, đối tác hay đối thủ của Thổ đang khiến các nhà chnhs trị đau đầu. Quan hệ của họ thực chất là ǵ? Bài viết sau có thể giải đáp được cho mọi người?
Xuất phát từ những đặc điểm bối cảnh chính trị trong nước và vị trị địa lư của Thổ Nhĩ Kỳ, giới lănh đạo chính trị và Bộ Tư lệnh CLLVT nước này luôn dành một sự quan tâm đặc biệt cho T́nh báo quân sự và các phân đội đặc nhiệm.
Đây chính là lực lượng chịu trách nhiệm chủ yếu trong cuộc chiến chống lại các tổ chức vũ trang của Đảng Công nhân người Kurd và các nhóm cực đoan khác, trong đó có cả các nhóm hoạt động trên lănh thổ các nước láng giềng Syria và Iraq.
Trong cơ cấu tổ chức của CLLVT Thổ Nhĩ Kỳ có Lực lượng các chiến dịch đặc biệt (tức đặc nhiệm-ND)- Đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ chịu sự chỉ huy trực tiếp của Chủ nhiệm Tổng cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu CLLVT.
Và tuy về mặt h́nh thức th́ Lực lượng các chiến dịch đặc biệt là một bộ tư lệnh độc lập, nhưng hợp lư hơn cả vẫn nên coi nó là một binh chủng của Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm có trong biên chế các thành phần:
Bộ tham mưu, Trung tâm huấn luyện, 3 lữ đoàn các chiến dịch đặc biệt, Trung đoàn t́m kiếm- cứu nạn trong các t́nh huống tác chiến, Trung tâm t́m kiếm- cứu hộ trong các t́nh huống khẩn cấp, Bộ Tư lệnh hàng không, Nhóm hỗ trợ và Nhóm đặc biệt phối hợp hoạt động với các cơ quan chính quyền dân sự.
Về phần ḿnh, Bộ Tham mưu Lực lượng các chiến dịch đặc biệt lại có 5 pḥng (ban) trực thuộc: Pḥng Tác chiến, Pḥng Trinh sát, Pḥng Hậu cần, Pḥng Thông tin liên lạc- hành chính, một đại đội cảnh vệ.
Một lữ đoàn Đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ có quân số khoảng 600 người,- lữ đoàn trưởng đặc nhiệm thường là các chuẩn tướng. Mỗi lữ đoàn có một ban tham mưu và 8 tiểu đoàn. Ban Tham mưu có 5 tiểu ban – cán bộ (nhân sự), huấn luyện nghiệp vụ và tác chiến, trinh sát và phản gián, hậu cần, thông tin liên lạc và 2 cơ quan - tài chính và y tế.
Một tiểu đoàn của lữ đoàn đặc nhiệm có 6 nhóm (đội) trinh sát-biệt kích biên chế 12 người mỗi nhóm. Mỗi nhóm có 2 sĩ quan (chỉ huy và phó chỉ huy) và 10 hạ sỹ quan (1 chiến đấu viên (CĐV) trinh sát,1 CĐV nghiệp vụ, 1 CĐV bắn tỉa, 1 CĐV sử dụng súng phóng lựu, 2 nhân viên y tế, 2 liên lạc viên và 2 lính công binh).
Dấu hiệu khác biệt của các quân nhân Lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ- đó là đội mũ nồi màu đỏ booc- đô (ảnh).
Lính đặc nhiệm được tuyển chọn cực kỳ kỹ lưỡng- tất cả các sỹ quan và sỹ quan sơ cấp của đặc nhiệm đều phải qua một khóa huấn luyện đặc biệt,- họ c̣n phải đáp ứng một tiêu chí nữa- phải sử dụng thành thạo ít nhất hai ngoại ngữ (hạ sỹ quan đặc nhiệm cũng phải sử dụng thành thạo ít nhất hai ngoại ngữ).
Lục quân trong chính sách đối nội và đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ
Quân đội từ trước vẫn luôn đóng vai tṛ quan trọng bậc nhất trong đời sống chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, luôn được là điểm tựa số một của chính quyền. Hiện nay, mọi việc vẫn như vậy.
Mặc dù trước đây CLLVT Thổ Nhĩ Kỳ được coi là xương sống, là điểm tựa của những người theo chủ nghĩa Kemal (chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ do Mustafa Kemal Atatürkc khởi xướng-ND), nhưng trong những năm cầm quyền, Recep Erdogan đă thực hiện được coi là thành công một cuộc thanh lọc quy mô lớn tầng lớp sĩ quan và hạ sỹ quan trong CLLVT, loại bỏ tất cả những sỹ quan chỉ huy không đáng tin cậy.
Ngoài ra, tại nước này cũng đă h́nh thành một thế hệ mới các sĩ quan trẻ và các sỹ quan sơ cấp tuân thủ các giá trị tôn giáo-bảo thủ.
Chính lực lượng hiến binh và Lục quân là các lực lượng trung thành nhất với Tổng thống đương nhiệm R. Erdogan,- bởi v́, ngoài những nguyên nhân khác th́ đặc thù tuyển sỹ quan lục quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những nét khác biệt với chế độ tuyển sỹ quan cho hai quân chủng Không quân và Hải quân nước này.
Lục quân là lực lượng đáng tin cậy nhất của Erdogan trong CLLVT. Chính Lục quân cùng với lực lượng hiến binh quốc gia là những lực lượng được huy động nhiều nhất để giải quyết các nhiệm vụ chống quân nổi dậy người Kurd, bảo vệ trật tự tại các khu vực "có vấn đề" trong nước như khu vực Kurdistan của Thổ Nhĩ Kỳ (khu vực phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có nhiều người Kurd sinh sống-ND).
Ngoài ra, Lục quân và đặc biệt là Lực lượng các chiến dịch đặc biệt cũng thường xuyên được sử dụng để bảo vệ lợi ích quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài. Cụ thể, các đơn vị của Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ đă được điều đến Syria, Iraq.
Những thông tin chi tiết về nhiều chiến dịch đặc biệt có sự tham gia của lính mũ nồi booc- đô, dĩ nhiên, được giữ bí mật, nhưng có thể chắc chắn một điều là Đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai tṛ đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ một số nhóm cực đoan Syria chiến đấu chống lại lực lượng chính phủ của Bashar al-Assad.
Hiện nay, trong khi Nga đang rục rịch bàn giao tổ hợp tên lửa pḥng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ (bài viết đầu tháng 7, giờ (14/8) th́ đă bàn giao-ND), và các nhà phân tích quân sự Phương Tây cũng đang tranh luận về khả năng các máy bay Nga sẽ thay thế máy bay F-35 của Mỹ do Mỹ có ư định ngừng cung cấp (F-35) cho Thổ Nhĩ Kỳ, có lẽ cũng đă đến lúc phải đặt ra một câu hỏi nghiêm túc là Nga nên đánh giá như thế nào về CLLVT Thổ Nhĩ Kỳ: là đồng minh, là đối tác hay là đối thủ tiềm năng?
Cho dù Vladimir Putin và Recep Erdogan vẫn dùng những lời có cánh để nói về nhau, và cho dù Nga có cung cấp các thiết bị quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ và hai bên đă đạt được một thỏa thuận về các hành động chung tại Idlib, vẫn rất nên nghiêng về phương án thứ ba (đối thủ tiềm năng-ND).
Thổ Nhĩ Kỳ không rút khỏi NATO và cũng không hề có ư định từ bỏ khối này, trong khi NATO luôn theo đuổi lập trường chống Nga không hề giấu diếm. Tại Syria, lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn mâu thuẫn với các lợi ích của Nga, các sỹ quan người Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn đang tham gia huấn luyện các nhóm cực đoan Syria.
Trong suốt chiều dài lịch sử, (khoảng) thời gian Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đánh nhau dài hơn khoảng thời gian hai nước làm lành với nhau rất nhiều và mặc dù thời kỳ chiến tranh Nga-Thổ đă lùi vào quá khứ, - nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là có thể mất cảnh giác trước một nước láng giềng Phương Nam năng động và nguy hiểm như vậy.
VietBF@ sưu tầm.