Trung Quốc muốn 'dọn dẹp' Hồng Kông trước Quốc khánh. Nhưng có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết. Làm sao bây giờ?
Cách Trung Quốc phản ứng với tình hình tại Hồng Kông rất quan trọng trong việc định hướng thị trường và ảnh hưởng tới cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc. Trên thực tế, chính trị luôn đi đôi với kinh tế Trung Quốc.
Cảnh sát dã chiến Trung Quốc diễu hành gần Hồng Kông
Hôm thứ năm, ngày 15.8, chính quyền Hồng Kông đã thông báo việc hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 xuống khoảng từ 0% đến 1%, thay vì mức ban đầu là khoảng từ 2% đến 3%.
Các cuộc biểu tình ban đầu về một dự luật dẫn độ (cho phép đưa tội phạm từ Hồng Kông sang Trung Quốc) đã chuyển sang biểu tình đấu tranh các vấn đề về tự do và dân chủ. Cho đến nay, phong trào này đã kéo dài gần đến tháng thứ ba và đã làm tê liệt trung tâm tài chính châu Á.
Nhiều lĩnh vực đã bị ảnh hưởng, trong đó thị trường kinh doanh được cho là bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi các cuộc biểu tình ngày càng khó kiểm soát. Đáng chú ý nhất là các ngành hàng không, bán lẻ, bất động sản đã chứng kiến doanh số sụt giảm do hệ thống giao thông công cộng thành phố bị gián đoạn nhiều lần.
Ray Dalio, người sáng lập công ty đầu tư Bridgewater Associates, nói rằng các cuộc xuống đường đã vượt ra khỏi hình thức một cuộc biểu tình, mà đã trở thành một cuộc cách mạng ở Hồng Kông. Trên thực tế, hôm 7.8 tại Thâm Quyến (sát Hồng Kông), chính Trưởng HKMAO Vương Chí Dân nói những cuộc biểu tình ồ ạt tại đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) “mang những đặc trưng rõ ràng của một cuộc cách mạng màu” từng xảy ra ở Đông Âu hồi đầu những năm 2000.
Tuy nhiên, Dalio cho rằng tình hình ở Hồng Kông chỉ là một nguy cơ rủi ro cỡ trung bình cho nền kinh tế của Trung Quốc mà thôi. Cụ thể, Dalio chốt mức rủi ro ở mức 3 hoặc 4, theo thang điểm đánh giá rủi ro tăng dần từ 1 đến 10. Theo góc quan sát của Dalio, Hồng Kông chỉ là một chiếm một tỷ lệ nhỏ bé trong một nền kinh tế rất sôi động là Trung Quốc.
Không phải ai cũng có cách nhìn coi nhẹ sức nóng từ đám cháy ở Hồng Kông như chuyên gia Dalio. Chiến lược gia David Roche (nhà sáng lập và là chủ tịch công ty tư vấn nghiên cứu và đầu tư Chiến lược độc lập) lại cho rằng đây là điểm huyệt quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu.
“Tôi không cho rằng đây chỉ là một vấn đề quy mô nhỏ trong nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc. Lý do là vì tôi tin rằng bất kỳ sự can thiệp nào (từ Bắc Kinh) đến Hồng Kông sẽ ngay lập tức tác động đến kết quả các cuộc đàm phán thương mại và quan hệ quốc tế trên toàn cầu", ông Roche nhận định. Đồng thời, Roche cho biết, Bắc Kinh phải cân nhắc đến hai trường bị tác động trước khi có hành động can thiệp mạnh vào Hồng Kông: chính trị và kinh tế.
Cách Trung Quốc phản ứng với tình hình trong thành phố là rất quan trọng trong việc định hướng thị trường và ảnh hưởng tới cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trên thực tế, chính trị luôn đi đôi với kinh tế Trung Quốc, Roche phân tích.
ên cạnh đó, ông Roche cũng e ngại rằng Bắc Kinh không kiên nhẫn mãi với tình trạng nhùng nhằng hiện nay ở Hồng Kông. Vị chiến lược gia này dự đoán cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng tại Hồng Kông có thể sẽ kết thúc sớm trước ngày 1.10 - ngày kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc. Ông Roche cho rằng người biểu tình sẽ được bình ổn bằng biện pháp hòa bình và không loại trừ khả năng bị khuất phục bằng các biện pháp cứng rắn.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa có động thái nào rõ ràng ngoài việc đưa ra những phát biểu ủng hộ chính quyền đặc khu Hồng Kông SAR, cảnh sát đặc khu Hồng Kông. Hành động mạnh mẽ nhất của Trung Quốc trong việc cảnh báo người biểu tình Hồng Kông vẫn chỉ là việc quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông tung clip khoe cảnh dùng xe bọc thép trấn áp người biểu tình đúng hôm kỷ niệm ngày thành lập quân đội 1.8. Hoặc gần đây nhất là việc Trung Quốc tập trung một lượng lớn cảnh sát dã chiến và các xe chuyên dụng ở thành phố Thâm Quyến để khoe cơ bắp bằng một cuộc diễn tập. Dù vậy, các chuyên gia đều nhận định sẽ ít có khả năng Bắc Kinh thực hiện hành động phiêu lưu tại Hồng Kông.
Trong khi đó, Phố Wall vẫn chưa đưa ra đánh giá đối với các sự kiện ở Hồng Kông vào thời điểm này. Nhưng Tim Seymour, giám đốc đầu tư tại Seymour Asset Management, có cùng quan điểm với ông David Roche. Ông Seymour cảnh báo các nhà đầu tư hãy cảnh giác về tác động từ đám cháy ở Hồng Kông, đặc biệt là đối với các nền kinh tế ở châu Á. Đồng thời, Seymour cho rằng Phố Wall chưa nhận thức đúng tầm về sức nóng từ đám cháy ở Hồng Kông.
VietBF@ sưu tầm.