Tính đến năm 2019, Trùng Khánh có khoảng 2,58 triệu camera giám sát bao quát 15,35 triệu người, nghĩa là khoảng 168 camera trên 1.000 người và thậm chí cao hơn con số ở Bắc Kinh.
Trong số 10 thành phố hàng đầu trong cuộc khảo sát được công bố vào tháng 8 bởi Comparitech, trang web cung cấp nghiên cứu về các dịch vụ công nghệ, 8 thành phố đến từ Trung Quốc, chỉ có London và Atlanta góp mặt từ bán cầu Tây.
Camera truyền h́nh mạch kín (CCTV) có thể được nh́n thấy ở hầu hết mọi nơi ở Trùng Khánh, thành phố miền núi phía tây nam Trung Quốc.
Cho dù là giám sát giao thông, ngăn chặn trộm cắp vặt trong nhà hàng và siêu thị, hoặc giám sát an toàn công cộng trong công viên và trung tâm mua sắm, người dân có thể chắc chắn có một camera theo dơi nhất cử nhất động của họ.
Camera giám sát trên đường phố Trùng Khánh. Ảnh: SCMP.
Các thành phố hạng nhất như Bắc Kinh và Thượng Hải đă sử dụng camera giám sát cộng với AI và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để điều phối giao thông và xác định các tài xế vi phạm luật.
Ở Thâm Quyến, những người đi bộ sẽ không chỉ bị bêu tên và h́nh ảnh trên màn h́nh LED lớn mà c̣n được thông báo về hành vi sai trái của họ và bị phạt qua tin nhắn tức thời.
Tuy nhiên, Trùng Khánh đă vượt qua trung tâm công nghệ như Thâm Quyến để đứng đầu trong cuộc khảo sát. Một số chuyên gia cho rằng đây là di sản từ chiến dịch trấn áp tội phạm có tổ chức và xă hội dưới thời Bạc Hy Lai, người từng giữ chức Bí thư ở Trùng Khánh từ năm 2007 đến 2012 trước khi bị đưa ra xét xử và bắt giam v́ tham nhũng.
Chiến dịch cung cấp các hoạt động giám sát điện tử lớn trong thành phố, với máy nghe trộm điện thoại, thiết bị nghe lén và giám sát thông tin liên lạc Internet.
Những người khác chỉ ra vai tṛ nổi bật của Trùng Khánh trong dự án Skynet, hệ thống giám sát quốc gia của Trung Quốc có hơn 20 triệu camera tại các không gian công cộng trên cả nước, theo truyền thông nhà nước. Thành phố có kế hoạch bổ sung hàng triệu thiết bị vào năm 2020 để "giám sát và ghi h́nh trực tiếp".
Truyền thông nhà nước mô tả Skynet là mạng lưới giám sát lớn nhất thế giới, gọi nó là đôi mắt bảo vệ Trung Quốc - nhưng nó cũng dẫn đến lo ngại về tác động của việc giám sát liên tục đối với công chúng.
Điều đáng chú ư là trong khi một số cư dân Trùng Khánh ngạc nhiên về xếp hạng giám sát số 1 của thành phố, một số người coi đây là điều tốt v́ mang đến cảm giác an toàn và giảm thiểu tội phạm.
Các nhà hoạt động quốc tế cũng đă cảnh báo về cách công nghệ này có thể được sử dụng để kiểm soát công dân chặt chẽ hơn.
VietBF © sưu tầm