Đây là cảnh báo của báo Mỹ. Theo đó The National Interest cho rằng tàu ngầm Nga có thể biến Mỹ thành 'chốn không người'. Những chiếc tàu ngầm lớp Borei mới chỉ là một nửa sức mạnh của lực lượng răn đe hạt nhân Hải quân Nga.
Chiếc tàu ngầm lớp Borei của Nga đủ khả năng phá hủy các thành phố của kẻ thù, ngay cả khi lực lượng hạt nhân của Nga bị tiêu diệt hoàn toàn trong đợt tấn công hạt nhân đầu tiên, tờ The National Interest của Mỹ viết.
Một chiếc tàu ngầm lớp Borei của Hải quân Nga. (Ảnh: RIA).
Ấn phẩm này lưu ư rằng, không giống như các tàu ngầm của Liên Xô, những chiếc tàu ngầm thuộc đề án Borei có khả năng giữ yên lặng “đáng nể” nhờ vào lớp vỏ tàu mới, đồng thời việc được trang bị các ḷ phản ứng hạt nhân cho phép chúng có thể ở dưới nước trong vài tháng.
“Những chiếc tàu lớp Borei hoạt động yên lặng một cách khó tin và có khả năng tàng h́nh ngay cả khi chạy ở tốc độ cao nhất (50 hải lư/giờ), vượt trội hơn hẳn so với những chiếc tàu lớp Ohio của Mỹ”, bài báo viết.
Lấy ví dụ như tàu ngầm Yuri Dolgoruky của Nga. Nó được trang bị 16 tên lửa R-30 Bulava và 6 khối chiến đấu dẫn đường riêng biệt có đương lượng nổ 150 kiloton.
“Theo công bố, một tàu ngầm lớp Borei có khả năng giáng 72 đầu đạn hạt nhân xuống các khu dân cư và căn cứ quân sự nằm ở khoảng cách hơn 9 ngh́n km. Xét về uy lực, chúng c̣n vượt trội hơn gấp 10 lần so với quả bom rơi xuống thành phố Hiroshima”, bài báo viết.
Bên cạnh đó, tác giả cũng lưu ư rằng Nga hiện đang rất tích cực trong việc chế tạo các tàu ngầm thuộc thế hệ mới Borei-A. Chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc lớp này mang tên “Hoàng tử Vladimir” đă được hạ thủy vào năm 2017 và sẽ sớm được trang bị cho quân đội.
Các tàu ngầm thuộc lớp này thậm chí c̣n cơ động hơn, vận hành yên tĩnh hơn, được trang bị các hệ thống chiến đấu, hệ thống giám sát và liên lạc tối tân.
Tuy nhiên, theo tờ tạp chí Mỹ, Borei mới chỉ là một nửa sức mạnh của lực lượng răn đe hạt nhân Hải quân Nga. 4 tàu ngầm thuộc lớp Khabarovsk cùng với những chiếc tàu ngầm – ngư lôi tự hành Poseidon, đủ khả năng phá hủy các thành phố ven biển và các căn cứ hải quân của kẻ thù bằng số đầu đạn có đương lượng nổ lên tới vài megaton, cũng đang chuẩn bị được quân đội Nga tiếp nhận.
Tác giả lưu ư rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhânvà nước Nga bị tấn công, Matxcơva vẫn thừa khả năng đáp trả và tiêu diệt kẻ thù.
Tháng 4 năm nay, ấn phẩm Stern của Đức cũng từng bày tỏ sự lo ngại trước sức mạnh của siêu tàu ngầm chiến lược Belgorod và ngư lôi “Ngày tận thế” của Nga.
VietBF@ sưu tầm.