Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ thăm châu Á đánh dấu mốc mới. Mục đích là nhằm nỗ lực chống lại sức mạnh Trung Quốc. Không phải ai xa lạ mà chính chuyên gia Trung Quốc cho rằng chuyến thăm châu Á của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper nhằm tái khẳng định cam kết khu vực, đồng thời gây áp lực với Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper đang thực hiện chuyến công du thứ hai tới Ấn Độ-Thái B́nh Dương kể từ khi nhận nhiệm vụ tại Lầu Năm Góc vào tháng 8. Chuyến công du của ông Mark Esper bắt đầu bằng chuyến thăm Hàn Quốc hôm 14/11, và điểm đến tiếp theo là Thái Lan, Philippines và Việt Nam.
Lầu Năm Góc cho biết ông Mark Esper sẽ lắng nghe những quốc gia này và khẳng định lại cam kết hợp tác của Mỹ, cho rằng không nơi nào quan trọng hơn khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương, khu vực ưu tiên của quân đội Mỹ.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper. (Ảnh: PBS)
Chuyến thăm của ông Mark Esper diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á tại Bangkok, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump làm thất vọng một số đồng minh khu vực khi chỉ cử Cố vấn An ninh quốc gia Robert O'Brien và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, tới tham dự sự kiện.
Yuanzhe, Giáo sư tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng chuyến thăm của ông Esper phản ánh sự lo lắng ở Washington rằng có ít tiến bộ trong việc thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái B́nh Dương của Mỹ.
“Chính quyền Trump đưa ra những thông điệp mâu thuẫn về chính sách Đông Nam Á - họ nói rằng các quốc gia này rất quan trọng trong chiến lược Ấn Độ-Thái B́nh Dương trong khi không thực sự dành đủ nguồn lực, hoặc thậm chí dành sự quan tâm đến khu vực này”, ông Yuanzhe nói. “V́ vậy, Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper đang cố gắng thúc đẩy các đồng minh gây áp lực với Trung Quốc nhiều hơn”.
Trong tuyên bố trước chuyến thăm của ông Esper, Lầu Năm Góc đề cập Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn so với Nga và cho biết Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ sẽ thảo luận với các đồng minh và đối tác về yêu sách của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp.
Mỹ thời gian gần đây liên tục thách thức các yêu sách chủ quyền trên biển phi lư của Trung Quốc bằng cách gửi tàu và máy bay chiến đấu tuần tra ở các vùng biển trong khu vực. Tuy nhiên, những hoạt động này đem lại nhiều rủi ro cho Mỹ. V́ thế, chuyến đi của ông Mark Esper sẽ nhằm t́m kiếm những hướng đi mới cho Mỹ trong hợp tác với các đối tác ở khu vực.
Tháng 8, Mỹ rút khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987, thời điểm đó ông Mark Esper cho biết, Mỹ hy vọng sẽ triển khai các tên lửa bị cấm theo hiệp ước trước đây trong khu vực. Ông Esper được cho là đă yêu cầu Nhật Bản và Australia - hai đồng minh lâu năm của Mỹ - đặt tên lửa trên lănh thổ của họ, và ông Mark Esper Esper có thể sẽ nêu vấn đề này với Thái Lan và Philippines.
VietBF@ sưu tầm.