Khoa học trong nhiều năm qua đă có sự tiến triển vượt bậc thế nhưng họ vẫn chưa thể t́m ra cách hồi sinh người đă khuất. 1 người đàn ông đă hiến thi thể đông lạnh của ḿnh cho các nhà khoa học suốt 50 năm qua với mong muốn sẽ được hồi sinh trong tương lai. Ông đă phải chi tới 100 000 đô ở những năm 1967 để bảo quản thi thể được nguyên vẹn.
Niềm hy vọng hồi sinh
James Hiram Bedford là một giáo sư tâm lư người Mỹ thuộc ĐH California. Trước khi qua đời vào năm 1967, ông thể hiện sự mong muốn được đông lạnh cơ thể, giữ các cơ quan không bị hủy hoại để mong sống lại khi nền khoa học phát triển đến mức có thể mang lại ư thức cho người đă chết và sửa chữa các bộ phận cơ thể bị hỏng do bệnh tật hay do các tổn thương ǵ khác. Ông cho rằng điều này sẽ thành hiện thực trong tương lai không xa lắm.
Bedford bị bệnh ung thư thận đă di căn vào đến phổi. Ông biết cái chết với ḿnh là không tránh khỏi nên đă di chúc để lại 100.000 USD cho việc bảo quản thi thể. Khi ông qua đời vào ngày 12/1/1967, mọi người đều tỏ ra ngỡ ngàng với di nguyện này. Khoa học về giữ xác trong t́nh trạng đông lạnh là một ư tưởng c̣n quá mới và chưa có kỹ thuật để ứng dụng hiệu quả.
Việc bảo quản thi thể bằng phương pháp đông lạnh chỉ hạn chế ở các mô nhỏ và tế bào như tinh trùng và trứng, chưa hề có công nghệ bảo quản toàn bộ cơ thể con người. Tôn trọng ước nguyện của ông, người y tá của Bedford đă cố gắng chạy khắp các nơi để thu thập nước đá trong tủ lạnh từ các nhà hàng xóm của ông để bảo quản tạm thi thể đang mất dần sức sống. Sau đó, cô gọi điện thoại đến Hiệp hội kéo dài sự sống, một tổ chức thành lập vào năm 1964 để thông báo về di nguyện này của ông.
Ngay lập tức, một nhóm “chuyên gia” đến và bắt đầu các công việc bảo quản thi thể. Áp dụng các kỹ thuật thuộc lĩnh vực đông xác, trong đó có sử dụng những chất liệu ở nhiệt độ thấp, đồng thời họ tiêm hóa chất chống đông sử dụng trong ngành Y vào mạch máu của ông ta, trong khi vẫn tiếp tục bơm oxygen qua cơ thể để giảm đến mức thấp nhất sự tổn hại ở năo. Thi thể của ông được đặt trong một hộc chứa đầy nước đá khô (ở nhiệt độ -790C), trước khi đưa vào môi trường nitrogen lỏng (-1960C).
Trong suốt hai năm, thi thể của Bedford được lưu giữ và bảo quản tại một cơ sở y học ở Phoenix, Arizona, sau đó chuyển đến một cơ sở mới ở California. Tám năm sau đó, cơ thể đông lạnh của Bedford được di chuyển một lần nữa, trong thời gian đó, con trai và vợ của Bredford tiếp tục đấu tranh, phản bác yêu cầu của người thân của ông trong việc đ̣i bác sĩ phải “ră đông” và chôn cất ông.
Chi phí bảo quản thi thể và việc kiện tụng kéo dài đă ngốn hết 100.000USD mà Bedford đă dành cho cuộc thí nghiệm nhỏ này. Vào một thời điểm, không chịu nổi chi phí cao của việc bảo dưỡng, người con trai của Bedford đă chuyển thi thể cha đến nơi khác và tự bảo quản và theo định kỳ, bổ sung nitrogen lỏng vào ngăn trữ.
Năm 1982, thi thể của Bedford được giao cho Tổ chức kéo dài sự sống Alcor để bảo quản kể từ đó cho đến nay. Tuy nhiên, hiện t́nh trạng của cơ thể đóng băng này như thế nào vẫn là một câu hỏi c̣n bỏ ngơ.
Một cuộc kiểm tra thi thể của Bedford được tiến hành vào năm 1991 đă phát hiện phần cơ thể phía trên và cổ, cũng như cánh tay của ông, bị đổi màu, chuyển sang đỏ như bị sưng tấy từ một sự nhiễm trùng nào đó. Mũi của ông xẹp xuống do bị đè ép bởi một phiến nước đá khô trong quá tŕnh đóng băng ban đầu, c̣n phần da trên ngực th́ bị nứt nẻ. Nếu Bedford sống lại vào lúc đó, ông ta sẽ trông như là một… con ma.
Thi thể của James Bedford được bảo quản cẩn thận tại Tổ chức kéo dài sự sống Alcor
Bao giờ thành hiện thực?
Thời gian chờ đợi của GS James Hiram Bedford kéo dài đă hơn 50 năm, nhưng triển vọng về việc hồi sinh thi thể đông lạnh cho đến nay vẫn c̣n xa vời và không chắc xảy ra. Thậm chí có nhiều người thuộc cộng đồng khoa học c̣n cho rằng niềm hy vọng này là vô đạo đức.
Ngay cả khi ư tưởng đột phá về y học như vậy thành hiện thực th́ cũng khó có khả năng mang Bedford trở về cuộc sống với quá tŕnh bảo quản c̣n thô sơ. Trong khi đó, kỹ thuật thủy tinh hóa trong đông lạnh xác biến đổi chất lỏng của cơ thể thành một loại gel đặc quánh, mà không h́nh thành những tinh thể băng gây tổn hại, măi đến những năm 1980 mới được đưa vào áp dụng.
Ngoài ra, hóa chất chống đông, dimethyl sulfoxide, đă từng được nghĩ đến như là chất hữu ích cho phương pháp đông xác lâu dài, hiện không c̣n được sử dụng nữa và chắc chắn đă làm tổn hại năo của Bedford trong thời gian qua. Tuy nhiên, Bedford vẫn được đông lạnh trong “t́nh trạng lơ lửng giống như một cơn hôn mê sâu”, như một thông cáo báo chí do Hội kéo dài sự sống Alcor, đă phát ra. Cũng theo đó, “Bedford, hiện nay không c̣n sống về mặt luật pháp. Nhưng ông ta cũng không chết”.
Mặc dù, kỹ thuật về đông xác đă được cải thiện kể từ thời đại của Bedford theo các nhà khoa học vẫn không có bằng chứng cho thấy tiến tŕnh này diễn ra suôn sẻ. Tất cả những ǵ chúng ta biết hiện nay là một bệnh nhân được bảo quản xác bằng phương pháp đông lạnh có thể phải chịu những tổn hại nghiêm trọng trong quá tŕnh thủy tinh hóa, khiến họ không khác ǵ người chết, như một giáo sư y học thuộc ĐH Oregon nói trong một báo cáo, khi Bedford bị đóng băng: “Ông ta đă chết kể từ khi ông ta bị đông lạnh và ông ta không thể sống lại được”.
Một cuốn sách xuất bản năm 1986 của tác giả J Robert Freitas, dự đoán người đông lạnh sẽ hồi sinh vào khoảng năm 2040 - 2050. Nhưng nhà khoa học Dennis Kowalski, giám đốc Viện bảo quản lạnh Cryonics cho rằng viễn cảnh đó sẽ đến sớm hơn rất nhiều. “Điều đó phụ thuộc vào bước phát triển trong công nghệ tế bào gốc”, Dennis giải thích. “Điều quan trọng là các mô được bảo toàn trong quá tŕnh đông lạnh”.
VietBF Sưu Tầm