Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đă từ chối giải thích về đoạn video được cho là quay tại Tân Cương ghi lại cảnh nhiều người bị c̣ng tay, bịt mắt và đưa lên tàu.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh (phải) trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Andrew Marr về đoạn video được cho là quay tại Tân Cương. (Ảnh: BBC)
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh ngày 19/7 đă có cuộc phỏng vấn với nhà báo Andrew Marr của đài BBC. Trong cuộc phỏng vấn, nhà báo Marr đă đề cập tới đoạn video được cho là quay từ trên cao tại khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
Những h́nh ảnh từ đoạn video cho thấy nhiều người được cho là các tù nhân bị bịt mắt và c̣ng tay và đưa lên tàu.
Andrew Marr: Ông có thể cho chúng tôi biết chuyện ǵ đang xảy ra vậy?
Đại sứ Lưu: Tôi không thể thấy rơ video này. Đây không phải lần đầu tiên ông cho tôi xem video này. Tôi vẫn nhớ năm ngoái ông từng cho tôi xem những ǵ xảy ra tại Tân Cương. Hăy để tôi nói với ông điều này. Tân Cương, ông đă bao giờ đến Tân Cương chưa?
Andrew Marr: Tôi chưa bao giờ tới.
Đại sứ Lưu: Ông biết đấy, Tân Cương được xem là nơi đẹp nhất ở Trung Quốc. Có câu ngạn ngữ: “Bạn không biết Trung Quốc rộng lớn tới mức nào…”
Andrew Marr: Tôi xin lỗi, nhưng thưa đại sứ, đó không phải là những h́nh ảnh đẹp phải không?
Đại sứ Lưu: Ông biết không, Tân Cương - đó chính là điều tôi muốn nói với ông. Kể từ năm 1990, Tân Cương đă thay đổi hoàn toàn v́ có hàng ngh́n cuộc tấn công khủng bố.
Andrew Marr: Đó là chuyện của 10 năm trước. Cho tôi hỏi tại sao những người này lại quỳ gối, bị bịt mắt, cạo đầu và đưa lên các chuyến tàu, ở một đất nước Trung Quốc hiện đại? Tại sao? Chuyện ǵ đă xảy ra ở đó?
Đại sứ Lưu: Tôi không biết đoạn video này ở đâu ra? Đôi khi có chuyện di chuyển tù nhân ở các nhà tù, ở bất kỳ nước nào…
Andrew Marr: Nhưng chuyện ǵ đang xảy ra ở đây thưa ngài đại sứ?
Đại sứ Lưu: Tôi không biết ông lấy video này ở đâu.
Andrew Marr: Những h́nh ảnh này đă được chia sẻ khắp thế giới. Chúng đă được các cơ quan t́nh báo phương Tây và các chuyên gia Australia kiểm chứng. Họ nói đây là người Duy Ngô Nhĩ bị bắt lên tàu và đưa đi.
Đại sứ Lưu: Để tôi nói cho biết… Cái gọi là cơ quan t́nh báo phương Tây liên tục đưa ra những cáo buộc giả về Trung Quốc. Họ nói 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ. Ông có biết dân số của Tân Cương là bao nhiêu không? 40 năm trước đây là 4-5 triệu người. Giờ đây có 11 triệu người. Và người ta nói chúng tôi thực hiện chính sách thanh trừng sắc tộc, nhưng dân số đă tăng gấp đôi trong 40 năm.
Andrew Marr: Nhưng theo thống kê của chính quyền địa phương của các ông, mức tăng dân số của người Duy Ngô Nhĩ tại khu vực đó đă giảm 84% từ năm 2015 đến 2018.
Đại sứ Lưu: Điều đó là không đúng. Tôi đă cho ông con số chính thức. Ông hỏi tôi, tôi cho ông con số chính thức với tư cách là đại sứ Trung Quốc. Trong 40 năm qua, dân số Duy Ngô Nhĩ đă tăng và dân số ở Tân Cương đă tăng lên gấp đôi. Không hề có chuyện gọi là hạn chế tăng dân số, không có chuyện triệt sản bắt buộc…
Andrew Marr: Đă có một chương tŕnh về việc triệt sản bắt buộc đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ và chuyện đó đă xảy ra từ lâu. Có những người đă rời khỏi Trung Quốc và tiết lộ chuyện đó.
Liên Hợp Quốc ước tính hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ cái gọi là trại cải tạo cũng như cáo buộc ngược đăi, khẳng định người Duy Ngô Nhĩ vào các trung tâm giáo dục nghề nghiệp này là hoàn toàn tự nguyện.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 20/7 cho biết đă liệt vào danh sách trừng phạt thêm 11 công ty Trung Quốc bị nghi ngờ vi phạm nhân quyền, liên quan tới cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Đây là nhóm thứ 3, gồm các công ty, cá nhân và thực thể tại Trung Quốc, bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump ngày 17/6 đă kư thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ. Dự luật Duy Ngô Nhĩ kêu gọi trừng phạt các cá nhân có liên quan tới việc bắt giữ và đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi giáo tại Tân Cương.