Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắn nhủ các nhà lănh đạo doanh nghiệp toàn cầu rằng họ nên sản xuất tại Mỹ để được hưởng mức thuế suất thấp, nếu không, sẽ phải chịu mức thuế cao.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 23/1 (Ảnh: AFP).
Trong bài phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă đưa ra bức tranh rơ ràng nhất về cách ông dự định thực hiện những lời hứa kinh tế trong chiến dịch tranh cử.
Ông đề xuất cách tiếp cận "cây gậy và củ cà rốt" đối với kinh tế thế giới. Ông tin rằng cách tiếp cận này sẽ giúp giải quyết tốt cuộc khủng hoảng lạm phát và tài trợ cho các đề xuất cắt giảm thuế khổng lồ của ông. Ông cảnh báo về các mức thuế mới khác nhau đối với tất cả các quốc gia.
"Thông điệp của tôi tới mọi doanh nghiệp trên thế giới rất đơn giản: Hăy đến sản xuất sản phẩm của bạn ở Mỹ và chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn mức thuế thấp nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên trái đất", chủ nhân Nhà Trắng nói.
Ngược lại, ông cảnh báo: "Nếu các vị không sản xuất ở Mỹ, vốn là một đặc quyền, các vị sẽ phải trả thuế. Với các mức thuế khác nhau, điều này sẽ mang lại hàng trăm thậm chí hàng ngh́n tỷ USD vào kho bạc của chúng tôi để củng cố nền kinh tế và trả nợ".
Ông Trump đă đề xuất mức thuế doanh nghiệp 15% (từ mức 21% hiện tại) đối với các công ty sản xuất tại Mỹ. Đề xuất này cần sự phê chuẩn của quốc hội.
Ưu đăi thuế thấp hơn chỉ có lợi cho các công ty sản xuất hàng hóa của họ ở Mỹ. Nếu muốn tiếp tục kinh doanh tại Mỹ trong khi sản xuất sản phẩm ở nước ngoài, họ sẽ phải chịu các h́nh phạt nặng nề dưới h́nh thức thuế quan.
Ông Trump liên tục cảnh báo áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Ông cho biết đang cân nhắc áp thuế 10% với tất cả hàng hóa Trung Quốc, 25% với hàng Canada và Mexico từ ngày 1/2.
Giới doanh nghiệp Mỹ về cơ bản phản đối đề xuất áp thuế của ông Trump bởi v́ các nhà nhập khẩu trả thuế tại cảng, chuyển những chi phí đó sang cho doanh nghiệp và người tiêu dùng và gây ra lạm phát. Điều này càng đáng lo ngại khi nước Mỹ vẫn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lạm phát trong vài năm qua.
Năm 2017, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump cũng từng hạ thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 21%.
Theo một phân tích từ Trường Kinh doanh Booth của Chicago, mặc dù chính sách đó đă giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ, tăng lương và năng suất, nhưng gần như không đủ để bù đắp những tổn thất về doanh thu thuế khiến thâm hụt của Mỹ ngày càng gia tăng.
Mọi người đều muốn thuế thấp hơn. Tuy nhiên, nước Mỹ đang phải đối mặt với mức thâm hụt khổng lồ, khiến các dịch vụ xă hội phổ biến, bao gồm An sinh xă hội và Medicare, ngày càng gặp khó khăn về mặt tài chính. Để tài trợ cho các dịch vụ đó và các hoạt động kinh doanh c̣n lại của chính phủ, Mỹ cần vay một khoản tiền khổng lồ dưới dạng trái phiếu kho bạc.
VietBF@sưu tập