Theo hăng tin Reuters, thâm hụt thương mại của Mỹ thu hẹp trong tháng 2 vừa qua nhưng nước này vẫn duy tŕ giá trị nhập khẩu ở mức cao.

Cảng Long Beach ở Los Angeles, Mỹ.
Theo báo cáo công bố ngày 3/4 của Cục Phân tích kinh tế (BEA) thuộc Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt thương mại trong tháng 2 đă giảm 6,1% so với tháng liền kề trước đó. Mức thâm hụt giảm từ mức kỷ lục 130,7 tỷ USD trong tháng 1 xuống c̣n 122,7 tỷ USD trong tháng 2.
Khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1, Tổng thống Donald Trump đă tuyên bố áp đặt hàng loạt mức thuế quan mới lên hàng nhập khẩu từ các nước. Trong ngày 2/4 (theo giờ Mỹ), ông Trump tuyên bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời tăng thuế với nhiều mức chi tiết khác nhau lên từng đối tác thương mại lớn của nước này. Fitch Ratings ước tính đây là mức thuế cao nhất trong hơn một thế kỷ qua. Từ trước đến nay, ông Trump luôn xác định thuế quan là công cụ giúp Mỹ để tăng nguồn thu, bù đắp cho những cam kết cắt giảm thuế trong nước của ḿnh, cũng như khôi phục ngành công nghiệp Mỹ vốn suy giảm trong thời gian dài. Tuy nhiên, quan điểm này đă không được nhiều nhà kinh tế đồng t́nh.
Trong tháng 2, tổng giá trị nhập khẩu (gồm cả nhập khẩu hàng hóa và nhập khẩu dịch vụ) của Mỹ gần như không đổi, duy tŕ ở mức khoảng 401,1 tỷ USD sau khi chứng kiến sự tăng mạnh trong tháng trước. Nguyên nhân của điều này được lư giải là do các doanh nghiệp Mỹ đă gấp rút nhập khẩu trước khi mức thuế quan mới của ông Trump chính thức có hiệu lực.
Nhập khẩu hàng hóa giảm nhẹ 0,2%, xuống c̣n 328,9 tỷ USD. Mức giảm này chủ yếu do việc nhập khẩu vật tư và nguyên liệu công nghiệp giảm 4,2 tỷ USD, phản ánh sự sụt giảm trong nhập khẩu các sản phẩm kim loại thành phẩm và vàng phi tiền tệ - loại vàng sử dụng giao dịch thương mại, đầu tư cá nhân, không phải để dự trữ quốc gia. Trước đó, nhóm hàng này chứng kiến sự tăng vọt trong tháng 1, góp phần làm tăng mức thâm hụt thương mại của nước Mỹ.
Trong nhập khẩu hàng hóa, nhập khẩu về hàng tiêu dùng tăng 2,4 tỷ USD lên mức cao kỷ lục khi nhu cầu tăng cao về các mặt hàng như điện thoại di động, hàng gia dụng và dược phẩm. Nhập khẩu tư liệu sản xuất cũng tăng thêm 1 tỷ USD lên mức cao kỷ lục mới, chủ yếu tập trung vào máy vi tính và thiết bị y tế. Tuy nhiên, nhập khẩu máy bay dân dụng lại đi ngược xu hướng này, khi đă giảm so với tháng 1.
Trong khi nhập khẩu dịch vụ đă tăng thêm 0,5 tỷ USD để góp phần tạo nên mức nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay lên 72,2 tỷ USD. Điều này được lư giải do tăng nhập khẩu về về lĩnh vực du lịch cũng như phí sử dụng sở hữu trí tuệ.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Mỹ trong tháng 2 đă tăng 2,9% lên mức 278,5 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh 4,8%, đạt 181,9 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu vật tư và nguyên liệu công nghiệp tăng 3 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu nhiên liệu của Mỹ lại sụt giảm.
Xuất khẩu tư liệu sản xuất tháng này cũng tạo ra mức tăng kỷ lục tới 2,7 tỷ USD nhờ vào các sản phẩm linh kiện máy tính và máy bay dân dụng. Xuất khẩu ô tô, linh kiện và động cơ liên quan tăng 1,6 tỷ USD, trong khi xuất khẩu các mặt hàng khác lại giảm 1,3 tỷ USD. Xuất khẩu phi dầu mỏ (tổng giá trị xuất khẩu ngoại trừ dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu) đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Xuất khẩu dịch vụ của Mỹ giảm 0,4 tỷ USD xuống c̣n 96,5 tỷ USD, do sụt giảm trong lĩnh vực vận tải, du lịch. Tuy vậy, xuất khẩu dịch vụ cũng tăng ở mảng dịch vụ tài chính.
Sau khi điều chỉnh theo lạm phát th́ mức thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đă giảm 4,8% xuống c̣n 135,4 tỷ USD. Trong đó, vàng tuy chiếm phần lớn trong giá trị nhập khẩu, gây thâm hụt thương mại nhưng mặt hàng này không được tính vào số đo các chỉ số kinh tế như GDP. Điều này cho thấy nhiều khả năng tăng trưởng GDP quư 1 của Mỹ sẽ sụt giảm, một dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang chậm lại.
VietBF@sưu tập