Thái độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong cuộc chiến thương mại với Mỹ đă mang lại kết quả không thể tốt hơn với Bắc Kinh.
Sau hai ngày hội đàm căng thẳng ở Thụy Sĩ, đại diện của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đă công bố đ́nh chiến. Trong một tuyên bố, Mỹ cho biết sẽ giảm thuế với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, c̣n Bắc Kinh giảm thuế với hầu hết hàng hóa Mỹ xuống c̣n 10%.
Kết quả này có vẻ vượt quá mong đợi ở Trung Quốc, giúp giá đô la Mỹ và cổ phiếu tăng vọt. Thị trường được cứu văn mang lại sự nhẹ nhơm cần thiết cho ông Trump, khi nhà lănh đạo Mỹ đang đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng vọt. Cổ phiếu Trung Quốc cũng tăng mạnh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. (Ảnh: AP)
Thỏa thuận đ́nh chiến đă đáp ứng gần như tất cả yêu cầu cốt lơi của Bắc Kinh. Mức thuế đối ứng 35% mà ông Trump áp với hàng hóa Trung Quốc ngày 2/4 đă bị đ́nh chỉ, khiến đối thủ hàng đầu của Mỹ chỉ phải chịu mức thuế 10% như với Anh - đồng minh lâu năm của Washington.
Mỹ đáp ứng lời kêu gọi của Bắc Kinh về thiết lập cơ chế đối thoại do Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đứng đầu. Hai bên cũng nhất trí thực hiện "các hành động quyết liệt" để ngăn chặn hoạt động mua bán chất gây nghiện fentanyl, điều cuối cùng có thể dẫn đến việc loại bỏ mức thuế quan bổ sung 20%.
"Đây có thể được coi là kết quả tốt nhất mà Trung Quốc có thể hy vọng, Mỹ đă lùi bước. Trong tương lai, điều này sẽ khiến phía Trung Quốc tự tin rằng họ có đ̣n bẩy với Mỹ trong bất kỳ cuộc đàm phán nào", Trey McArver, đồng sáng lập công ty nghiên cứu Trivium China, nhận xét.
Ông Tập thể hiện thái độ cứng rắn từ khi ông Trump bắt đầu tăng thuế lên mức cao nhất trong 1 thế kỷ. Trái ngược với lănh đạo nhiều nước, ông Tập từ chối các cuộc điện thoại liên tục của ông Trump, kể cả khi Washington tăng thuế lên mức Bắc Kinh gọi là "tṛ đùa".
Thay vào đó, giới chức Trung Quốc triển khai các bước để củng cố nền kinh tế trong nước, chỉ đạo đội ngũ ngoại giao của họ trên khắp thế giới tích cực vận động để t́m kiếm thêm thị trường cho hàng hóa Trung Quốc và lên án "hành vi bắt nạt" của Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc đă bắt đầu cảm thấy đau đớn về kinh tế khi hoạt động sản xuất có dấu hiệu suy giảm, ông Tập vẫn được dư luận trong nước ủng hộ để tiếp tục cứng rắn trước sức ép của Mỹ.
Ngược lại, ông Trump đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các nhóm vận động hành lang, thị trường và các thành viên trong đảng Cộng ḥa đang lo sợ mất ghế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới.
"Bài học rút ra là sức mạnh kinh tế rất quan trọng. Đối với Bắc Kinh, điều này cho thấy hiệu quả của chiến lược tập trung vào sản xuất và tự lực cánh sinh”, Gerard DiPippo, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Rand China, nhận định.
Chuyển sang giai đoạn mới
Ngày 12/5, ông Trump cho biết có thể sẽ có cuộc nói chuyện với ông Tập sớm nhất vào cuối tuần này, đồng thời nói đến khả năng "thiết lập lại hoàn toàn" quan hệ với Trung Quốc.
"Mối quan hệ rất tốt. Chúng tôi không muốn làm tổn thương Trung Quốc. Trung Quốc đang bị tổn thương nặng nề. Họ đang đóng cửa các nhà máy. Họ đang có rất nhiều bất ổn và họ rất vui khi có thể làm điều ǵ đó với chúng tôi", ông Trump nói về Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày 12/5.
Trung Quốc từ lâu đă muốn các cuộc đàm phán thực chất diễn ra riêng tư, tránh xa ống kính truyền h́nh.
Theo chiến lược gia George Saravelos của Deutsche Bank, thỏa thuận đ́nh chiến được dàn dựng rất kỹ lưỡng, và ông Trump đă không đưa tin trước trên mạng xă hội.
"Đây là tín hiệu rơ ràng cho thấy các cuộc đàm phán đang chuyển sang giai đoạn ḥa giải và tôn trọng hơn", ông Saravelos nói.
Trung Quốc giờ có 3 tháng để thương lượng một thỏa thuận với Mỹ nhằm tái cân bằng thương mại, đồng thời bảo vệ lợi ích của ḿnh.
Cũng giống như trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp về những nội dung cốt lơi liên quan đến hệ thống kinh tế và chính trị, bao gồm cách thức điều hành các doanh nghiệp nhà nước, ông Song Hong, phó giám đốc Viện Kinh tế thuộc Viện Khoa học Xă hội Trung Quốc, cho biết.
"Ngoài các ranh giới đỏ, c̣n rất nhiều khoảng trống mà chúng ta có thể lấp đầy thông qua đàm phán", ông Song nói. Ông cho biết các lĩnh vực như thuế quan, quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp vẫn c̣n dư địa để đàm phán.
Tuy nhiên, theo ông Robin Xing – nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Morgan Stanley, cho rằng vẫn c̣n nhiều thách thức để hai bên đạt được giải pháp lâu dài.
“Dù việc giảm thuế quan là diễn biến tích cực, nhưng ông Trump vẫn nói rơ rằng thế giới không c̣n trong ‘cơ chế toàn cầu hóa tuyệt vời’”, bà Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Á - Thái B́nh Dương tại Natixis nói với Bloomberg.
VietBF@sưu tập