(Dân trí) - Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 1/12 cho biết các nhà khảo cổ nước này đă t́m thấy tàn tích của một cung điện cổ gần lăng mộ của vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, nổi tiếng với những chiến binh đất nung.
Các chiến binh đất nung tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong đợt phát hiện vào tháng 6 năm ngoái.
Đây là phát hiện mới nhất tại lăng tẩm có từ hơn 2 thiên niên kỷ trước và trở thành một trong những phát hiện khảo cổ hiện đại lớn nhất sau khi một nông dân đào giếng vô t́nh phát hiện ra các chiến binh bằng đất nung có kích cỡ bằng người thật vào năm 1974.
Cung điện “là một cấu trúc phức tạp nhất từ trước tới nay từng được t́m thấy ở lăng tẩm”, Tân Hoa xă dẫn lời nhà nghiên cứu Sun Weigang, tại Viện đại thái cổ của tỉnh Thiểm Tây, nơi lăng mộ được xây dựng, cho biết.
Tần Thủy Hoàng, hoàng đế dưới triều đại nhà Tần (221-207 trước Công nguyên) đă hợp nhất Trung Hoa và tự tuyên bố là hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.
Dựa vào nền móng, cung điện được xem là trải rộng 690mx250m, bằng 1/4 Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh.
Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm Bắc Kinh là cung điện thời phong kiến cho các triều đại nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc, kéo dài từ thế kỷ 14 tới đầu thế kỷ 20.
Cung điện bên cạnh lăng mộ của Tần Thủy Hoàng “đă cho thấy ước nguyện của Tần Thủy Hoàng tiếp tục sống trong giai đoạn huy hoàng của thời phong kiến thậm chí là sau khi ông qua đời”, nhà nghiên cứu Sun cho hay.
Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa đă yêu cầu xây dựng những chiến binh đất nung xung quanh lăng mộ của ḿnh, với hi vọng họ có thể theo ông ở thế giới bên kia.
Theo Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), tổ chức công bố đội quân đất nung là Di sản Thế giới vào năm 1987, có tới 6.000 chiến binh được tin là đă đứng gác ở ba khu vực lăng mộ.
Hồi tháng 6 năm ngoái, các nhà khảo cổ đă đào được 110 chiến binh mới, cùng với 12 con ngựa đất, các bộ phận của xe ngựa, vũ khí và dụng cụ.
Phan Anh
Theo AFP