Từ lâu, Đặc khu Hành chính Hồng Công của Trung Quốc đă được coi là một nơi dân chủ theo kiểu của phương Tây. Tuy nhiên, kế từ khi Hồng Công được Chính phủ Anh trao trả về cho Trung Quốc Đại lục vào ngày 1/7/1997, nơi này đă có nhiều thay đổi và dần chịu nhiều ảnh hưởng chính trị của chính quyền Trung ương. Các nhà hoạt động Hồng Công hiện đang lên kế hoạch tổ chức một làn sóng biểu t́nh đ̣i dân chủ có tên “Chiếm Trung tâm, ” hay c̣n gọi là “Chiếm Hồng Công” để phản đối những áp đặt chính trị của Bắc Kinh đối với Hồng Công.
Báo mạng Thời báo châu Átrực tuyến ngày 8/4 vừa đăng bài viết của tác giả Kent Ewing, một giảng viên đồng thời là một nhà văn ở Hồng Công về vấn đề này. Bài viết có nhan đề “Kế hoạch Chiếm Hồng Công — Cơn ác mộng đối với Bắc Kinh. Dưới đây là nội dung bài viết:
Hăy thử tưởng tưởng rằng quận Trung tâm – một trung tâm kinh doanh của Hồng Công, thành phố thương mại nổi tiếng với các hoạt động mua sắm tấp nập, bị tê liệt trong nhiều ngày và có thể là trong nhiều tuần bởi khoảng 10.000 người biểu t́nh phong tỏa các tuyến đường giao thông trọng yếu và yêu cầu thực hiện các quyền dân chủ của họ.
Đến nay, việc phải đương đầu với một viễn cảnh đầy ác mộng như vậy là điều quá hoảng sợ và đau đớn đối với bất kỳ quan chức Hồng Công hay Chính quyền Trung ương Trung Quốc nào. Đó không phải là một vấn đề của những người thích sự suy đoán hay tưởng tượng nữa. Đó là một dấu ấn thực tế được mang tên “Chiếm Trung tâm”, một phong trào được lên kế hoạch và khởi xướng bởi một học giả của Đại học Hồng Công và đang ngày càng thu hút sự ủng hộ cũng như sự tham gia của nhiều người. Phong trào này đang hoàn thành khoảng thời gian chuẩn bị 12 tháng cho hành động của họ, một hành động được cho là sẽ làm rung chuyển cộng đồng kinh doanh ở Hồng Công dưới những gót giày của họ và được các chính trị gia ủng hộ Bắc Kinh cảnh báo là sẽ để lại những hậu quả nặng nề.
Đây là phương hướng phát triển dự kiến của kế hoạch do Phó Giáo sư Luật Đới Diệu Đ́nh khởi xướng: Phong trào “Chiếm Trung tâm” đến nay vẫn chỉ là một kế hoạch trên giấy, dự kiến sẽ bắt đầu diễn ra đúng vào đầu tháng 7 tới – trùng với thời điểm diễn ra những hoạt động chính thức kỷ niệm lần thứ 16 ngày Chính phủ Anh trao trả Hồng Công về cho Trung Quốc Đại lục – khi Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh kêu gọi tất cả những người tham gia phong trào này tập trung tại một lễ kỷ niệm công khai ngày trao trả và họ sẽ thực hiện kế hoạch của Phó Giáo sư Đới Diệu B́nh ngay tại buổi lễ này.
Phong trào này sẽ được tiếp nối vào đầu năm 2014 bằng một hoạt động mang tên “Ngày tranh luận”, một sự kiện mà những người tham gia – ở thời điểm đó Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh hy vọng sẽ có ít nhất 10.000 người tham dự – sẽ bỏ phiếu cho những đề xuất mang lại sự dân chủ lớn hơn đối với thành phố Hồng Công, đặc biệt là đối với cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Công dự kiến diễn ra vào năm 2017.
Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh nói rằng bất cứ khi nào Chính quyền Hồng Công đưa ra được một đề xuất có thể chấp nhận được về quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2017 mà phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế th́ ông sẽ từ bỏ kế hoạch của ḿnh. Tuy nhiên, nếu như chính quyền này không đưa ra được một đề xuất như vậy th́ phong trào của Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh sẽ t́m kiếm sự ủng hộ của người dân Hồng Công thông qua một mánh khóe bầu cử khôn ngoan mà chứng kiến một cuộc bầu cử phụ do việc từ chức của một chính trị gia ủng hộ dân chủ trong Hội đồng Lập pháp Hồng Công gây ra, người sau đó sẽ tái tranh cử; cuộc bỏ phiếu diễn ra sau đó, được lớn tiếng là một cuộc trưng cầu dân ư trên thực tế về sự ủng hộ cho hành động “Chiếm Trung tâm”.
Cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ, ông Hà Tuấn Nhân, người đă tham gia và thất bại trước Lương Chấn Anh trong cuộc đua tranh chức Trưởng Đặc khu năm 2012, đă t́nh nguyện từ bỏ chiếc ghế thành viên Hội đồng Lập pháp để thúc đẩy cuộc bầu cử phụ mang tính tượng trưng. Nếu như sau đó ông Hà Tuấn Nhân trúng cử trở lại, điều đó sẽ được Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh hiểu là một tín hiệu tiến lên cho phong trào này, một quan điểm mơ hồ khi một ai đó nghĩ rằng lần đầu tiên phe ủng hộ dân chủ sử dụng chiến thuật này để thúc đẩy cải cách dân chủ. Vào năm 2010, không một ứng cử viên đối lập nào chịu nghe theo phương án này và chọn cách chống lại 5 nhà lập pháp vừa từ chức. Cuối cùng, mặc dù 5 nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đă tái đắc cử mà không bị phản đối, nhưng số người tham gia bỏ phiếu trong bầu cử phụ này là khá ít và toàn bộ hoạt động này bị quy là lăng phí công quỹ và không chứng tỏ được điều ǵ.
Không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc bầu cử phụ được đề xuất lần này sẽ có bất kỳ sự khác biệt nào, nhưng Hà Tuấn Nhân sẽ gần như chắc chắn tái đắc cử nhờ những người ủng hộ ông và việc tái đắc cử này sau đó được Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh ca ngợi là sự ủng hộ của người dân Hồng Công dành cho phong trào của ông – một phong trào sẽ lên đến đỉnh điểm vào tháng 7 – lại trùng với lễ kỷ niệm ngày trao trả – với khoảng 10.000 người tham gia chiếm Trung tâm và phong tỏa giao thông ở đây bằng các hoạt động phi bạo lực, làm gián đoạn các hoạt động thương mại và có thể dẫn đến những vụ bắt giữ lớn nhằm vào người biểu t́nh.
Các chính trị gia và các nhà lănh đạo trong giới kinh doanh ủng hộ Bắc Kinh cho rằng Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh và những người ủng hộ ông đang chơi một tṛ chơi nguy hiểm, một tṛ chơi có thể phá hoại vĩnh viễn danh tiếng của Hồng Công là một trung tâm tài chính quốc tế có trật tự và tôn trọng pháp luật. Nhà lập pháp Lương Quân Nhan, người cũng là Chủ tịch Liên minh Kinh tế và Dân sinh, đă cảnh báo: “Tôi biết rằng một vài doanh nghiệp tài chính đa quốc gia đă chuẩn bị các kế hoạch đề pḥng những sự kiện bất ngờ (trong trường hợp phong trào này tiến triển). Nếu như rủi ro chính trị là quá lớn, họ có thể sẽ chuyển một phần doanh nghiệp của họ ra khỏi Hồng Công”. Những nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh đă chỉ trích Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh và phong trào của ông là kêu gọi người dân phá vỡ quy tắc luật pháp để đạt được một mục đích chính trị.
Thời báo Hoàn cầu, một ấn bản của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng nhảy vào cuộc tranh căi này bằng một bài báo chỉ trích gay gắt những người ủng hộ dân chủ ở Hồng Công: “Những người muốn đe dọa Chính quyền Trung ương bằng việc t́m cách gây hỗn loạn Hồng Công cần phải nhận ra rằng những tổn thất do hành động của họ gây ra cho Hồng Công sẽ lớn hơn nhiều so với những ǵ mà phần c̣n lại của Trung Quốc sẽ phải hứng chịu. Nếu như họ tin rằng người dân Hồng Công sẽ ủng hộ họ sử dụng biện pháp ‘tự sát kinh tế’ như một canh bạc chính trị, th́ chúng ta hăy cứ để cho họ thử và chứng kiến hậu quả”. Bài báo này nói thêm rằng “Trung Quốc có đầy đủ sức mạnh” để dập tắt bất kỳ mối đe dọa chính trị nào bắt nguồn từ Hồng Công.
Những lời lẽ trong bài báo đăng trên Thời báo Hoàn cầu rất mạnh mẽ, nhưng những ǵ mà các nhà lănh đạo Trung Quốc dường như không hiểu là đường hướng cứng rắn của họ chỉ đổ thêm dầu vào những ngọn đuốc dân chủ ở Hồng Công. Điều này đến nay một lần nữa lại trở nên rơ ràng khi những phát biểu của Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc Kiều Hiểu Dương tại một cuộc hội thảo chuyên đề ở Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông) tháng 3/2013 với sự tham dự của 40 nhà lập pháp Hồng Công, gần đây được đăng trên trang web của Văn pḥng liên lạc Chính quyền Trung ương tại Hồng Công.
Ông Kiều Hiểu Dương dường như đă đặt ra một điều kiện mới và chính xác hơn bất kỳ điều kiện từng được các quan chức Trung Quốc đưa ra trước đây khi nói rằng các cuộc thương lượng về cải cách dân chủ ở thành phố Hồng Công không nên bắt đầu diễn ra cho đến khi đa số 7,1 triệu người dân Hồng Công nhất trí rằng không một ai trong số những người “đối đầu với Chính quyền Trung ương” ở Bắc Kinh có thể được bầu làm Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Công. Điều đó sẽ gần như chắc chắn loại bỏ ông Hà Tuấn Nhân ra khỏi cuộc đua tranh chức Trưởng Đặc khu, bởi nhà lập pháp từng tham gia tranh cử chức vụ này năm ngoái là một người chỉ trích Bắc Kinh kịch liệt.
Một ủy ban bầu cử gồm 1.200 thành viên, phần lớn do Bắc Kinh kiểm soát, đă chọn ông Lương Chấn Anh làm người chiến thắng trong cuộc đua tranh chức Trưởng Đặc khu trước đối thủ lớn nhất của ông này là cựu Vụ trưởng Hành chính Đường Anh Niên, trong khi ông Hà Tuân Nhân về thứ ba.
Hiến pháp thu nhỏ của Hồng Công, được gọi là Luật Cơ bản, đảm bảo cho thành phố này được quyền tự trị đến năm 2048 theo công thức “một nước hai chế độ” cũng như một nhà lănh đạo được bầu chọn một cách dân chủ trong khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, Luật Cơ bản không quy định h́nh thức thực hiện dân chủ như thế nào, khó khăn là ở chỗ đó.
Phe ủng hộ dân chủ ở Hồng Công muốn một nền dân chủ ăn sâu theo truyền thống phương Tây và lo ngại rằng những phát biểu của Kiều Hiểu Dương là một dấu hiệu cho thấy rằng Bắc Kinh đang có mục đích thiết lập một số kiểu cơ chế bảo vệ để loại bỏ họ khỏi bất kỳ tiến tŕnh bầu cử nào sẽ diễn ra trong tương lai.
Ông Kiều Hiểu Dương cũng đă nói rơ ràng với các nhà lập pháp Hồng Công trong buổi hội thảo chuyên đề ở Thâm Quyến rằng dân chủ theo phong cách phương Tây không phải là con đường mà Hồng Công sẽ đi. Ông nói: “Những bông hoa nào mà khu vườn phương Tây có thể trồng được quy định bởi hiến pháp của họ. Những bông hoa nào mà khu vườn Hồng Công có thể trồng th́ được quy định trong Luật Cơ bản”.
Phát biểu trên của ông Kiều Hiểu Dương không làm rơ hoàn toàn những điều khoản trong Luật Cơ bản mà ông này lưu ư, mặc dù ông có lẽ đă đề cập đến Điều 45, một điều khoản quy định: “Vị trí Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Công sẽ được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc thông qua các cuộc tham vấn tổ chức ở địa phương và được Chính quyền Nhân dân Trung ương bổ nhiệm”. Quyền bổ nhiệm được trao cho Chính quyền Trung ương trong điều khoản này dường như cho phép Bắc Kinh có quyền phủ quyết đối với bất kỳ nhà lănh đạo nào được người dân Hồng Công bầu ra. Tuy nhiên, điều khoản này cũng kêu gọi Trưởng Đặc khu được bầu chọn “bằng quyền bỏ phiếu phổ thông dựa trên sự đề cử được đưa ra bởi một ủy ban đề cử đại biểu rộng răi phù hợp với các thủ tục dân chủ” và đây là những lời lẽ mà Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh và những người ủng hộ ông có kế hoạch bám vào để đem ra vận dụng trong các cuộc biểu t́nh trên những con phố ở quận Trung tâm. Những người dân thường Hồng Công nh́n nhận tất cả những điều này như thế nào?
Đến nay, những thông tin trên các phương tiện truyền thông Hồng Công cho thấy rằng trong khi hầu hết mọi người bất đồng mạnh mẽ với những phát biểu của Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Quốc hội Kiều Hiểu Dương, họ cũng không ủng hộ phong trào “Chiếm Trung tâm”. Phó Giáo sư Đới Diệu Đ́nh cuối cùng cũng có thể tập trung đội quân 10.000 người biểu t́nh của ḿnh, nhưng đa số người dân im lặng sẽ ở yên tại nhà./.
Nguồn: TTXVN/ Basam