Ngân hàng Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng từ đợt điều chỉnh tăng tỉ giá giữa VNĐ và USD lên 1% song thực tiễn kinh tế Việt Nam cho thấy không thể lạc quan “tếu” với biện pháp hành chính này.
Sau một thời gian tương đối dài được giữ ổn định, giữa nhiều đồn đoán, thậm chí cải chính về điều chỉnh tỉ giá, hôm 27-6, Ngân hàng (NH) Nhà nước đă quyết định điều chỉnh tỉ giá giữa VNĐ và USD lên 1%, đồng USD sẽ đắt hơn, lăi suất tiền gửi USD được hạ thấp, chỉ c̣n 0,25%/tháng nhằm “một mũi tên bắn được nhiều đích”: Hạn chế tâm lư giữ USD trong dân v́ giữ USD nay không có lợi bằng gửi tiết kiệm bằng VNĐ, làm cho việc rút vốn ngoại tệ ra khỏi Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài trở nên tốn kém hơn so với trước đây, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và thúc đẩy xuất khẩu.
Lợi th́ có lợi...
Gần đây, Nhật Bản dưới sự lănh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe đă phá giá đồng yen đến 25%, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu và tăng trưởng GDP Nhật Bản vọt lên đáng kể, vượt qua được t́nh trạng suy thoái, tŕ trệ kéo dài.
Một số người đă nhanh chóng liên hệ trường hợp Nhật Bản với đợt điều chỉnh tỉ giá này của Việt Nam và hy vọng việc điều chỉnh tỉ giá cũng sẽ tác động tích cực tương tự tới xuất khẩu của nước ta, góp phần ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, vấn đề ở Việt Nam khác nhiều so với Nhật Bản. Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài chiếm đến 65% trong khi DN trong nước chỉ đóng góp 35%. Xuất khẩu của DN đầu tư nước ngoài chủ yếu là tận dụng lao động giá rẻ ở Việt Nam, lắp ráp các linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài để xuất khẩu.
Điển h́nh là Samsung Vina nhập khẩu 100% linh kiện từ Samsung ở Trung Quốc để sản xuất điện thoại thông minh Galaxy; giá trị gia tăng của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số 12 tỉ USD xuất khẩu của Samsung Vina trong năm 2012. Dự kiến xuất khẩu của DN này sẽ vượt ngưỡng 20 tỉ USD trong năm 2013. Đối với những DN đầu tư nước ngoài xuất khẩu các sản phẩm lắp ráp này, điều chỉnh tỉ giá ít tác động tới kết quả hoạt động của họ v́ giá các linh kiện nhập khẩu tăng lên tương ứng do điều chỉnh tỉ giá và tỉ lệ giá trị gia tăng trong nội địa không tăng cùng.
Tương tự, xuất khẩu dệt may, da giày của các DN Việt Nam cũng chủ yếu là các sản phẩm gia công, tỉ lệ đầu vào nhập khẩu của các sản phẩm này lên đến 70%-75% giá trị sản phẩm xuất khẩu, giá trị các sản phẩm đầu vào sản xuất trong nước chỉ chiếm 25%-30%, kể cả chi phí hậu cần, bao b́... V́ vậy, điều chỉnh tỉ giá chỉ có tác dụng rất hạn chế để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này.
Điều chỉnh tỉ giá sẽ tác động thuận lợi đến xuất khẩu nông - lâm - hải sản ở mức độ nhất định v́ đây là những sản phẩm có tỉ lệ nội địa hóa cao hơn so với các sản phẩm lắp ráp hay gia công kể trên. Tùy theo tỉ lệ giá trị gia tăng của từng sản phẩm, xuất khẩu cao su, cà phê, gạo, thủy sản có thể thuận lợi hơn song tác động không phải quá lớn với mức điều chỉnh tỉ giá 1%. Dù vậy, tỉ trọng các sản phẩm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu không quá lớn nên tác động thúc đẩy xuất khẩu chỉ có mức độ. Khác với Nhật Bản, muốn tăng xuất khẩu, Việt Nam phải có nỗ lực lâu dài để tăng tỉ lệ giá trị nội địa, cải thiện kết cấu hạ tầng, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính ở hải quan, bến cảng, thuế...
Mặt khác, việc điều chỉnh tỉ giá chắc chắn sẽ tác động đến lạm phát v́ nền kinh tế nước ta có tỉ lệ nhập khẩu trên GDP rất cao, có năm lên đến 90% GDP; giá các sản phẩm nhập khẩu như xăng dầu, nguyên liệu cho thức ăn gia súc, dược phẩm... sẽ tăng lên và hoàn toàn không phải t́nh cờ mà giá xăng dầu đă được điều chỉnh tăng lần thứ hai trong 1 tháng, đợt mới nhất là hôm 28-6, chỉ 1 ngày ngay sau khi điều chỉnh tỉ giá.
Không phải phép màu
Điều chỉnh tỉ giá diễn ra trong bối cảnh kinh tế nước ta có một số cải thiện nhưng đang c̣n phức tạp với không ít thách thức. NH Nhà nước đă bán ra hơn 40 tấn vàng và nhu cầu về vàng vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút. Lượng vàng nhập khẩu chắc chắn đă lấy đi một lượng ngoại tệ không nhỏ, nhập khẩu của nền kinh tế đă tăng lên và 6 tháng đầu năm nay đă nhập siêu 1,4 tỉ USD, dự kiến cả năm 2013 có thể nhập siêu lên đến 9 tỉ USD, nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán quốc tế là có thật.
Sáng qua (6-7), tỉ giá trên thị trường tự do có thời điểm chạm mức 22.000 VNĐ/USD, đây là chỉ dấu hiệu cho thấy duy tŕ tỉ giá ổn định trong 6 tháng cuối năm là không phải dễ dàng mà phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu, cải tiến cơ cấu xuất nhập khẩu và cân đối thanh toán tài khoản văng lai.
Cơ sở để hy vọng cải thiện t́nh h́nh kinh tế 6 tháng cuối năm là cải cách và tái cơ cấu kinh tế. Quốc hội đă thông qua các điều chỉnh mà Chính phủ đề nghị về giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế thu nhập DN, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN kinh doanh. Bản thân các DN nhà nước, DN dân doanh cũng phải tái cơ cấu sản xuất - kinh doanh cho phù hợp với điều kiện thị trường, sức mua trong nước.
Phải nỗ lực tự thân, tự đổi mới để t́m hướng đi v́ điều chỉnh tỉ giá không thể là phép mầu để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở nước ta.
TS LÊ ĐĂNG DOANH
CafeF