Dưới ḷng Hà Nội tồn tại một “thế giới ngầm” – thế giới của bóng tối, của những cống rănh chằng chịt như ma trận, chất chứa bên trong nước thải, bùn đất, xác xúc vật chết, chất độc hại cùng hàng trăm thứ mà loài người ruồng bỏ. Và trong thế giới đó có những con người vẫn ngày ngày thầm lặng “đùa giỡn với tử thần” ǵn giữ sự thông thoáng, sạch sẽ cho phố phường… Chúng tôi đă hóa thân thành công nhân móc cống để trải nghiệm và khám phá thế giới bí hiểm này.
Kỳ 1: Tôi đi móc cống
Trong hai tuần vào vai công nhân móc cống, tôi đă được chui xuống và tham gia làm việc dưới hầu hết các loại cống ngầm ở Hà Nội. Từ cống hộp đến cống tṛn, từ cống ṿm thời Pháp đến các mương nước lộ thiên… Và tôi đă thấm phần nào những vất vả mà người thợ móc cống phải trải qua.
Ngày công đầu tiên
Muốn viết về hệ thống cống ngầm ở Hà Nội không có cách nào khác là phải xuống cống. Sau nhiều lần liên hệ, tôi được lănh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội tạo điều kiện cho vào vai một công nhân thử việc, được cùng ăn, cùng làm với những công nhân. Ngày đầu đi làm, tôi hăm hở dậy từ rất sớm. Ư nghĩ của kẻ thích viễn du, khám phá khiến tôi tạm quên đi những nghi ngại về sự ô nhiễm dưới cống ngầm.
Khoác lên ḿnh bộ quần áo bảo hộ, trong tôi dấy lên cảm giác hồi hộp pha lẫn chút lo âu. Bàn chân tôi ḍ dẫm theo từng bậc thang sắt để xuống cống. Ánh sáng mờ dần theo chiều sâu của hố ga. Tôi rùng ḿnh khi nh́n xuống một hố nước đen ng̣m có một chút nào đó chùn chân, nhưng phải liều thôi… nghề mà. Tôi bước xuống ḷng cống sâu chừng hơn 3m, ḍng nước đen kịt với váng dầu mỡ nhoang nhoáng dềnh tới ngực, chân sục vào lớp bùn lùng nhùng. Dù đă mặc đồ bảo hộ không thấm nước, nhưng cảm giác rờn rợn vẫn chạy dọc sống lưng. Không khí lúc này vô cùng ngột ngạt, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Cận cảnh một cống ngầm đang được nạo vét
Nơi “khởi nghiệp” của tôi là chiếc cống hộp nằm dưới ḷng con phố Hào Nam (Hà Nội). Nhớ lại lời dặn của anh Nam, tôi hướng tầm mắt về phía có đốm sáng lập ḷe như con đom đóm cách xa chỗ miệng hố ga chừng 50m – đó là ánh sáng phát ra từ chiếc đèn pin trên trán của một “đồng nghiệp” đang cặm cụi làm việc. Càng vào sâu, không gian càng trở nên tĩnh lặng, đặc quánh. Tất cả là bóng tối, là màn đêm đen đặc dù đang giữa trưa hè nắng chói chang. Hai tay tôi khua khua về phía trước như người khiếm thị. Cảm giác như đang sống trong một thế giới khác, tay khua nước nhưng trong đầu cứ lởn vởn biết bao cảm giác hăi hùng.
Khác xa với tưởng tượng, đáy cống như một “nồi canh xương” lung nhùng và gai góc. Đang ḍ dẫm từng bước một bỗng nhiên va tảng bê tông khiến chân tôi đau điếng. Nhớ lại lời dặn của anh Tuấn: “Xuống th́ lội ở giữa thôi nhé, hai chân phải ḍ dẫm, nếu thấy vật nhọn th́ lách sang, vật cứng và bằng th́ mới dẫm lên… Đáy cống nhiều khi có cả ván cốp pha rơi xuống (như bàn chông) hay sát hai bên thành cống có nhiều thanh sắt tḥ ra. Chạm phải là dính đ̣n như chơi đấy”.
Đơn vị mà tôi xin vào thử việc là Xí nghiệp Thi công cơ giới, Công ty Thoát nước Hà Nội – đơn vị đảm nhận công việc nạo vét các hệ thống cống lớn (nằm dưới các tuyến phố được đặt tên) trên địa bàn toàn thành phố. Để làm sạch chiếc cống hộp này, chúng tôi được trang bị bằng hệ thống máy hút hiện đại, xe bồn và các xe chuyên dụng khác. Thông thường mỗi đội có khoảng 10-15 người với 3 thành phần chính là: lội (những người trực tiếp chui cống), lái (những người lái xe bồn) và cán bộ kỹ thuật. Tôi được phân công xuống cống phụ giúp anh Tú và cũng là để học việc. Công việc của người chui dưới cống là điều khiển ṿi hút làm sạch bùn đất và rác thải ch́m dưới đáy cống. Để xuống cống làm việc, chúng tôi phải đến địa điểm cần nạo vét từ sớm, bật các nắp hố ga cho mùi hôi và khí độc thoát ra bớt. Trong khi chờ đợi khí ga thoát bớt đi, chúng tôi mặc đồ bảo hộ và chuẩn bị công cụ lao động để vào ca.
Mặc dù đứng sát nhau nhưng sự giao tiếp giữa tôi với anh Tú chỉ nhận được với nhau bằng tín hiệu âm thanh bởi dưới cống tối đen như mực. Anh bảo tôi cầm chắc lấy cái ṿi hút, rồi choăi chân ra. Tôi thực hiện như anh nói, hai chân choăi ra, tôi nhăm nhăm gh́m chắc ṿi hút như một chiến binh gh́m giữ khẩu súng trường. Tín hiệu đă được phát, đồng nghiệp ở trên đóng máy, lực hút làm cả đường ống như một con trăn khổng lồ, giăy giụa dữ dội. Cục… cục… cục – âm thanh phát ra khi đầu ống hút va vào những gạch, những chất thải rắn chui vào ống hút, nó làm cái ống rung lên làm nước bắn tung tóe vào mặt, vào tai. Thấy tôi có vẻ loạng choạng… Tú nói như quát: “Giữ chặt tay, hai chân choăi nữa ra không uống no nước cống bây giờ”. Tôi buột miệng hỏi một câu ngớ ngẩn: “Nước cũng không tới mức bẩn anh nhỉ?”. Chú không thấy đêm qua vừa mưa to à, nước chảy xuống pha loăng bề mặt thôi… C̣n nhiều cái “hay ho” lắm, chú cứ từ từ mà thưởng thức.
Hai anh em, kẻ lăo luyện, người ngây ngô đánh vật với “con trăn khổng lồ”, bắt nó “ăn” hết một đoạn cống (từ hố ga này đến hố ga tiếp theo) đă quá 12 giờ trưa, chúng tôi chui lên khỏi miệng cống, anh nào nhà gần th́ tranh thủ về ăn vội bát cơm, c̣n ai nhà ở xa th́ rửa qua chân tay, t́m quán cơm bụi ăn qua bữa là xong. Nhà anh Tú ở gần nhưng thấy tôi bơ vơ nên anh ở lại ăn cơm bụi cùng tôi và cũng để có thêm thời gian truyền nghề. Hai chúng tôi ghé vào quán cơm b́nh dân trên phố Vũ Thạnh, gọi 2 suất cơm 20 ngàn. Nh́n anh Tú ăn ngon lành mà tôi không sao nuốt nổi mặc dù bụng đói. “Chịu không nổi phải không, trước đây mới vào nghề anh cũng thế, cứ nh́n thấy cống bùn là muốn ói, về nhà c̣n không dám ăn cơm nữa đó. Bây giờ quen rồi cậu ạ, đói th́ ăn tuốt”. Sự vô tư, chân chất của người “đồng nghiệp” làm tôi cảm thấy xấu hổ!
Đắm ḿnh trong nước cống
Đêm đầu tiên sau ngày “khởi nghiệp”, tôi trằn trọc không sao ngủ được, toàn thân đau ê ẩm, hai cánh tay ngấm nước cống đỏ tấy và ngứa như phát dại… trong đầu vẫn bảng lảng mùi nước cống. Lo lắng, tôi gọi điện hỏi anh Tuấn, anh động viên: “Mới vào nghề, ai cũng bị thế cả, rồi sẽ quen thôi em à”. Cũng theo lời anh Tuấn th́ những ǵ tôi đă nếm trải mới chỉ là màn dạo đầu êm ái. C̣n biết bao thách thức đang chờ tôi phía trước, mà nếu không vững vàng, tôi sẽ là người thua cuộc. Quả đúng như lời anh Tuấn, những ngày sau đó, tôi đă được trải nghiệm và chứng kiến những sự vất vả gian khổ nhất của nghề công nhân cống ngầm, bởi phần lớn công việc của họ được tiến hành bằng phương pháp thủ công, từ nạo vét kênh mương đến chui cống nhỏ, bẩn… mà phương tiện cơ giới không thể can thiệp.
Đó là hệ thống cống ngầm dưới các ngơ dân khu dân cư đông đúc, những “điểm nóng” về chất thải ở Hà Nội như chợ, bệnh viện, ga tàu, bến xe… Theo lời kể của những người làm lâu năm trong nghề th́ ở những nơi này, rác nhiều vô kể, các chất phế thải đa dạng ùn tắc trong cống. Điều đặc biệt nữa, v́ là thuộc nơi dân cư đông đúc và cấu tạo của cống thường phức tạp, mọi phương tiện cơ giới không thể vào được nên chỉ có cách duy nhất là làm việc thủ công… thay nhau chui xuống cống, nạo vét bùn rác cho vào xô rồi người ở trên miệng cống kéo lên đổ vào xe.
Con ngơ rộng trên phố Ngọc Hà trong một buổi chiều nắng như đổ lửa, tổ chúng tôi do anh Nguyễn Xuân Phong chỉ huy… người nào vào việc ấy. Tôi được bố trí làm việc cùng anh thợ cống lăo làng Trần Văn Tuấn. Nắp hố ga bật mở, chờ một lúc cho bay bớt khí độc, tôi theo chân anh Tuấn lách người chui xuống, nước xâm xấp đến mặt, chỉ c̣n chừa độ gang tay để anh có thể ngóc lên và thở, chúng tôi ḍ từng bước chậm chạp… mặt nước dưới cống dầu mỡ đóng váng thành từng mảng. Anh Tuấn cười hiền: “Thế là c̣n may, v́ không gặp “vàng nhân tạo” trôi lều bều đấy”!
Từng xô bùn được anh Tuấn dùng chân xắn đưa qua người, có lúc đưa qua đầu để chuyển lên cho người phía trên miệng cống, nước cứ chảy tong tỏng. Mọi thao tác phải cực kỳ khéo léo, chậm răi, chỉ khẽ lắc xô bùn là mọi thứ như phân người, rác rưởi tấp vào mặt ngay tức khắc. Dù đă cố giữ để cho nước bẩn không chui vào bên trong bộ quần áo bảo hộ… nhưng không thể được, phải móc, phải khua, phải bốc mọi thứ uế tạp đẩy lên bờ th́ bộ quần áo bảo hộ lúc này hoàn toàn vô tác dụng. Vậy mà anh Tuấn vẫn mải miết làm việc trước con mắt ái ngại đầy lo lắng của tôi. Rồi như đọc được suy nghĩ của tôi, anh Tuấn động viên: “Cố lên em, ḿnh không làm th́ ai làm?”. Câu động viên của anh Tuấn như một câu hỏi ném vào không gian tối om và sâu hút…
Chúng tôi đến một hố ga khác, nước ngập sâu hơn, mỗi lần người công nhân cúi xuống là nước cống lên tới cổ. Một người công nhân đứng gần đó cười: “Chuyện lỡ uống nước cống khi cắm cúi làm việc không phải là hiếm”. Anh cho biết: “Tuy đă có máy móc hỗ trợ nhưng đây vẫn là nghề vất vả v́ hằng ngày họ vẫn phải tiếp xúc với đủ loại tạp chất từ nước thải của cống rănh. Và có những nơi máy móc không thể làm được th́ người công nhân phải “lặn” trong “hỗn hợp các loại nước bẩn” từ phân, rác, đồ ăn thừa… ngập đến tận cổ để múc bùn với rác miễn làm sao ḿnh phải dọn sạch”.
Phóng viên lao động cùng tổ nạo vét kênh mương, Xí nghiệp thoát nước 1
Anh Kiên cho biết: “Thế này đă thấm tháp ǵ, mỗi khi chui cống khu vực Bệnh viện K. Trôi lềnh bềnh trong ḍng nước hồng hồng, tanh tanh đó là những cục máu đông hoặc những mảng mỡ nhầy nhụa…”. Rồi th́ chất thải, hóa chất từ các nhà máy chưa qua xử lư cũng “vô tư” đổ vào cống ngầm, không ít những những công nhân đă từng bị bỏng do hóa chất.
Một công việc trong nghề lo “đầu ra” của Hà Nội là nạo vét hệ thống các mương và các sông trong ḷng Hà Nội. Trong những ngày nắng nóng, hệ thống các sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ chỉ là những ḍng nước đen ng̣m, bốc mùi hôi thối khiến những người qua đây phải nhăn mặt, bịt mũi, thế nhưng đây chính là những cửa thoát lũ quan trọng của Hà Nội, chỉ cần một điểm tắc là có thể nhấn ch́m cả một khu vực. Cứ tưởng cái công việc “xúc bùn đổ lên thùng xe” đơn giản lắm v́ tôi thấy những người lớn tuổi vẫn làm. Vậy mà chỉ mới mặc bộ quần áo bảo hộ, vác xẻng lội xuống mương, tôi đă cảm nhận được cái nặng nề, mệt mỏi đến toát mồ hôi dù chưa phải xúc xô bùn nào. Cẩn thận kẻo lại ăn “cháo loăng” bây giờ. Thấy tôi loạng quạng ḍ lần từng bước, một “đồng nghiệp” nhắc nhở. Tôi không nói ǵ, cố xoay xở đôi chân trong ủng cao su ch́m sâu dưới bùn lầy, mồ hôi mồ kê tuôn đầm đ́a, ướt sũng cả quần áo.
Sự ngây ngô đến hồn nhiên của tôi trước công việc khiến tôi trở thành trung tâm chú ư của mọi người. Không khí lao động của đội vui hẳn lên trước sự xuất hiện của tôi. Trên bờ, giọng một người phụ nữ nghe khá trẻ nói vọng xuống: “Thành viên mới à, lát lên phải tŕnh diện nhé”. Tôi không trả lời mà tập trung cho công việc. Xúc bùn không mệt nhưng tôi cứ muốn tắc thở v́ cái mùi hôi mỗi lúc như nặng hơn theo tần xuất hít vào phổi. Cả đội chúng tôi tạo thành một dây chuyền, kẻ xúc người chuyên… Chẳng mấy chốc, cả đoạn mương dài đă được vét sạch.
Càng về trưa, nắng càng gay gắt, cảm giác nhức đầu, chóng mặt bắt đầu xuất hiện, không biết v́ say nắng hay do hít phải quá lâu mùi nước cống. Xin phép anh tổ trưởng, tôi ḅ lên ngồi dựa vào gốc cây thở hổn hển. Nh́n những “đồng nghiệp” của ḿnh sau ngần ấy công việc vẫn tươi nguyên nụ cười, trong tôi cảm thấy hổ thẹn và cảm phục.
Những chuyện dở khóc dở cười
…Gần tuần lễ trải nghiệm nghề móc cống, tôi thấm thía nỗi nhọc nhằn của những con người thầm lặng làm sạch “ruột” phố phường. Hôm đó vào khoảng chừng 9 giờ sáng, đội chúng tôi đang tiến hành nạo vét tuyến cống ngầm tại một ngơ nhỏ đường Ngọc Hà. Khi tôi cùng một đồng nghiệp đang cố xoay xở múc từng xô bùn đất, rác rưởi đưa lên trên th́ nghe thấy âm thanh hệt như tiếng sôi bụng. Rồi “oặc” một tiếng… một luồng nước mang theo những vật ǵ đó từ miệng ống nhựa phun thẳng vào mặt tôi. Nhanh như cắt, anh Tuấn (người chui cống cùng tôi) giật mạnh cánh tay, khiến tôi đổ về phía anh, giúp tôi thoát được một tai họa bất ngờ. Một luồng khí thải xộc thẳng vào mũi, tôi hướng ánh đèn pin về phía vật vừa chảy xuống và hoảng hốt phát hiện đó là phân tươi vẫn c̣n nguyên h́nh, nguyên khổ. Tôi đưa tay lên bịt miệng… nhưng không kịp nữa rồi. “O…ọa..”, tôi nôn thốc nôn tháo như kẻ say rượu uống phải mùn thớt. Phải nhờ vào sự trợ giúp của anh Tuấn, tôi mới ngoi được lên mặt đường để… thở.
Như hiểu được cơ sự, anh Tuấn nhấn liên tiếp vào nút chuông cửa một ngôi nhà bên đường, miệng quát lớn: Làm ǵ cũng phải để ư một chút chứ, phân đầy mặt người ta rồi đây này. Đáp lại tiếng anh Tuấn là lời một cậu choai choai vọng xuống từ ban công tầng 3 của ngôi nhà: “Cháu xin lỗi, cháu vừa ngủ dậy (!?)”. Tôi nói với anh Tuấn: “Các anh phải làm ǵ đi chứ hay chí ít cũng nên báo cảnh sát môi trường để có biện pháp ngăn chặn”. Đáp lại sự bức xúc của tôi, giọng anh Tuấn vẫn điềm đạm: “Nếu hôm nay người chịu trận không phải là em, anh nói em tin không?”. Tôi ớ người… Rồi anh Tuấn tiếp lời: “Có lội xuống th́ mới biết chứ nói th́ ai tin? Đấy là chưa nói đến việc thợ móc cống đi chê cống bẩn… Nếu muốn gắn bó với nghề th́ em nên ghi ḷng tạc dạ câu này: “Thân lươn đâu quản lấm đầu!”.
Quả thật, hôm đó và những ngày sau, tôi đă dần thấm thía lời anh Tuấn. Đă không dưới một lần, tôi tận mắt chứng kiến cảnh người dân đi ngang qua nơi chúng tôi làm việc, họ bịt mũi, có người c̣n nhổ toẹt băi nước bọt. Thấy chúng tôi xuất hiện, họ lạnh lùng đóng chặt cửa và khi chúng tôi vừa rời gót, họ t́m mọi cách bịt những khe hở của tấm đậy hoặc miệng hố ga, nhưng đến ngày mưa to, nước không có chỗ thoát, ngập úng họ lại lôi chúng tôi ra réo… “Nhiều người c̣n tỏ ra sạch sẽ nhưng khổ nỗi, họ chỉ biết sạch nhà ḿnh. Quét nhà xong th́ hắt luôn rác ra đường, coi như là nhà ḿnh sạch rồi và chỉ cần sạch trong nhà thế là đủ. C̣n việc ngoài kia là của người móc cống”, anh Tuấn than phiền.
*C̣n tiếp