Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố: Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân ở Crimea. Tuyên bố này có nghĩa Nga sẽ không bao giờ trả lại Crimea cho Ukraine. Ông Lavrov c̣n nói Mỹ thù địch Nga với dạo luật cấm vận mới chống lại Nga...
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hăng tin Interfax hôm 15.12, Ngoại trưởng Lavrov nói: “Crimea không là vùng phi hạt nhân trong một công ước quốc tế, nhưng từng là một phần của Ukraine.
Nay Crimea trở thành một phần lănh thổ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân (VKHN) theo tinh thần Hiệp ước không phổ biến VKHN (NPT).
Theo luật quốc tế, Nga có đủ mọi lư do để triển khai kho VKHN để thích ứng với quyền lợi và các quy định bắt buộc của luật pháp quốc tế”, ông Lavrov nói.
Nga đă sáp nhập Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ư hồi tháng 3, sau đó phe ly khai ở miền đông Ukraine có nội chiến với quân chính phủ Ukraine cho đến nay.
Ukraine cáo buộc Nga đưa quân và khí tài quân sự qua giúp phe ly khai, yêu cầu Moscow rút quân và rút khí tài, đồng thời yêu cầu trả lại Crimea cho Ukraine.
Điện Kremlin tuyên bố Crimea là một phần lănh thổ hợp pháp của Nga, bác vu cáo của Ukraine và cáo buộc Ukraine tiến hành cuộc chiến với chính dân Ukraine muốn hưởng quyền tự trị.
Gần đây trong bài diễn văn liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin hứa Crimea măi măi thuộc về Nga.
Chốt kiểm soát của quân ly khai treo cờ Nga
"Nga đang bị những kẻ thù bao vây"
Tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov là thông điệp khác chuyển đến Ukraine và phương Tây, rằng Nga sẽ không bao giờ trả lại Crimea cho Ukraine, theo nhà phân tích chính trị-quốc pḥng Nga Alexander Golts, phó tổng biêp tập trang tin điện tử Yezhednevny Zhurnal.
Golts nói với báo Los Angeles Times:
“Việc triển khai VKHN ở Crimea không có ư nghĩa quân sự nào. Ông Lavrov nêu chuyện này nhằm thể hiện Điện Kremlin xem Crimea là một phần lănh thổ không thể bỏ mặc của Nga, th́ Nga có quyền chọn làm bất kỳ điều ǵ họ muốn, gồm triển khai VKHN”.
Golts c̣n nói Nga không thể lực lượng hạt nhân chiến lược quanh đất nước mà không chính thức báo với Mỹ, trừ phi họ muốn rút khỏi hiệp ước START mới:
“Năm 1994, hai tổng thống Nga-Mỹ Boris Yeltsin-George Bush cha đều hứa rút VKHN chiến thuật khỏi các đơn vị quân và cất trong kho đặc biệt. Hiện không có kho nào tại Crimea.
Tuyên bố của ông Lavrov nhằm “làm dân Nga tin rằng Nga đang bị những kẻ thù bao vây”, theo chuyên gia chính trị-quân sự Yuri Butusov người Ukraine, tổng biên tập trang tin điện tử Censor.net.
Ông nói: “Ngày nay, các nỗ lực của Bộ Ngoại giao Nga xem ra nhằm khiến dân Nga tin rằng họ đang sống trong một pháo đài bị bao vây”.
Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân ở Crimea, theo Ngoại trưởng Lavrov
Đạo luật "thù địch" chống Nga của quốc hội Mỹ
Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Lavrov c̣n nói những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, mà quốc hội Mỹ vừa thông qua hôm 13.12, là hành động thù địch đối với Nga:
“Động thái này của Mỹ dĩ nhiên là thù địch. Tổng thống Mỹ nay có quyền lựa chọn kư duyệt luật này hay không”.
Lưỡng viện quốc hội Mỹ hôm 13.12 thống nhất thông qua Luật hỗ trợ Ukraine tự do, gồm các mức cấm vận mới đối với Nga, với lư do Nga giúp đỡ quân ly khai ở miền đông Ukraine.
Luật này c̣n tùy Tổng thống Mỹ Barack Obama kư duyệt hoặc phủ quyết, tác động mạnh đến hai mảng năng lượng và quốc pḥng Nga, với những điều kiện trừng phạt các công ty bán hoặc chuyển nhượng khí tài quân sự đến Ukraine cùng Gruzia, Moldova và Syria.
Những quy định cấm này nhằm chặn ḍng vũ khí qua khỏi biên giới đến tay quân ly khai. Đạo luật cho phép ông Obama áp lệnh cấm vận lên nhà xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport cùng các công ty quốc pḥng khác, mà quốc hội Mỹ nói góp phần gây bất ổn ở Ukraine, Gruzia và Syria.
Đạo luật cũng cho phép Mỹ hỗ trợ 350 triệu USD về khí tài quân sự sát thương và không sát thương cho Ukraine từ năm 2015 đến năm 2017, cùng các khoản viện trợ về năng lượng cho Ukraine vốn bị đe dọa mất nguồn cung khí tự nhiên từ Nga.
Cùng ngày 15.12, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama chưa quyết sẽ kư duyệt hay bác đạo luật cấm vận Nga mới.
Tuy nhiên, một số nghị sĩ cho biết họ muốn ông Obama kư duyệt để đưa luật này vào hiệu lực.
Các quan chức chính phủ nói họ rất quan ngại những hoạt động của Nga ở Ukraine, nhưng họ muốn bất kỳ sự trừng phạt nào cũng hạn chế tác động đến hoạt động thương mại của Mỹ, thị trường dầu mỏ quốc tế và kinh tế toàn cầu.
Trước đây, ông Obama nói ông phản đối áp thêm mức cấm vận Nga nếu không có sự ủng hộ của châu Âu. Chính phủ cũng chưa hỗ trợ vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine, vốn được cho phép trong đạo luật trên.
Ông Lavrov khẳng định: “Phản ứng của Moscow đối với lệnh cấm vận sẽ c̣n tùy thuộc đạo luật này có đi vào hiệu lực và có áp dụng hay không”.
Ông nói các mức trừng phạt cũng tác động xấu đến các doanh nghiệp Ukraine là đối tác của kỹ nghệ quốc pḥng Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với Interfax: “Chắc chắn chúng tôi sẽ không để yên chuyện này mà không có phản ứng”. Ông cáo buộc “thái độ bài Nga” trong đạo luật này.
Trần Trí (theo Reuters, Los Angeles Times)
MTG