Việc chính phủ Mỹ chính thức và công khai cáo buộc Triều Tiên dính líu đến vụ việc hăng Sony Pictures bị tấn công qua mạng vừa gây bất ngờ lại vừa không khó hiểu. Nó gây bất ngờ bởi cho tới nay, ngoài phía Mỹ ra chưa thấy có chính phủ hay cơ quan t́nh báo quốc gia nào khác trên thế giới cáo buộc Triều Tiên như thế. Cũng mới chỉ thấy phía Mỹ cho rằng có đủ bằng chứng để chứng minh rằng Triều Tiên là thủ phạm gây ra những vụ tấn công mạng vào máy chủ của hăng Sony Pictures. Nhưng Mỹ cũng mới chỉ nói xuông chứ chưa tŕnh làng bằng chứng cụ thể. Kinh nghiệm thực tế về tấn công mạng cho thấy phía tấn công phải có tŕnh độ công nghệ tin học rất cao và rất chuyên nghiệp mà một khi đă có được tŕnh độ ấy th́ họ lại không thể để lại những dấu vết và chứng cớ một cách sơ đẳng và thiếu chuyên nghiệp như có thể thấy qua những công bố đến nay của Cục điều tra liên bang Mỹ.
Nó lại rất dễ hiểu v́ việc hăng Sony Pictures ngừng tŕnh chiếu bộ phim “The Interview” khiến Triều Tiên không thể không hài ḷng. V́ thế, cho dù Triều Tiên phủ nhận mọi dính líu tới chuyện hacker tấn công máy chủ của hăng Sony Pictures th́ đối với Mỹ, Triều Tiên vẫn ở trong t́nh trạng “lư dẫu ngay, t́nh vẫn gian”. Hơn nữa, đối với Mỹ, việc cáo buộc và làm găng với Triều Tiên như thế vào thời điểm hiện tại chỉ có lợi chứ không bị mất hay hại ǵ. Quan hệ giữa hai nước vẫn rất trắc trở và thù địch. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên mà Mỹ cho rằng động chạm trực tiếp đến lợi ích an ninh quốc gia và ư đồ chiến lược toàn cầu lâu dài của Mỹ lại vẫn bế tắc giải pháp. Mỹ đă làm gần như mọi cách mà vẫn không khuất phục được Triều Tiên. Hơn thế nữa, vấn đề này đang mất dần tính thời sự thế giới bởi chuyện ở Ucraine và cuộc chiến tranh mà Mỹ đă phát động chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria. Mỹ đă hành xử theo phương châm “thà thừa c̣n hơn sót” bởi thừa th́ cũng không hại nhưng nếu sót th́ vô cùng tai hại đối với chính phủ Mỹ.
VietSN © Sưu Tập