Tranh chấp ở biển Đông dĩ nhiên nhu cầu mua vũ khí ở vùng Đông Nam Á sẽ tăng. Lợi dụng t́nh h́nh Nga đẩy mạnh kiếm chác đẩy mạnh hợp tác quân sự - kỹ thuật và buôn bán vũ khí với các thị trường mới nổi ở khu vực này. Nga hy vọng những vũ khí của ḿnh sẽ phù hợp với nhu cầu của thị trường này.
[IMG]
[/IMG]
Nga đẩy mạnh hợp tác quân sự và cung cấp vũ khí cho đông nam Á
Phát biểu bên lề Diễn đàn an ninh khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương ở Singapore, c̣n được gọi là "Đối thoại Shangri-la” lần thứ 14, Thứ trưởng Quốc pḥng Nga Anatoly Antonov tuyên bố với phóng viên TASS hôm 1-6 rằng, Nga đă sẵn sàng hướng tới thị trường đông nam Á.
Thứ trưởng Antonov cho rằng, các yếu tố giúp Nga mở cửa các thị trường mới là khả năng ngày càng tăng xuất khẩu các loại vũ khí mới và dịch vụ bảo dưỡng, cũng như nguyện vọng của các nước trong khu vực đa dạng hóa nguồn cung kỹ thuật quân sự, trong bối cảnh t́nh h́nh biển Đông đang gia tăng căng thẳng.
Ông Antonov lưu ư rằng, vào tháng 6, tại Moscow sẽ tổ chức “Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế ARMY-2015”.
Như thường lệ, bên lề hoạt động này sẽ tiến hành các cuộc gặp làm việc, có nhiều khả năng ký kết những hợp đồng mới về cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự của Nga.
Ông Antonov cũng nhấn mạnh rằng, Nga đã thu lượm những kinh nghiệm phong phú về sự hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự với một số quốc gia khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia.
Moscow hy vọng rằng, các nước đông nam Á sẽ tích cực tham gia sự kiện quan trọng này.
Hệ thống pḥng không S-300 của Nga trong biên chế quân đội Việt Nam
Theo Thứ trưởng Quốc pḥng Nga, sự hợp tác này có triển vọng tốt bởi trên thực tế, vũ khí và trang bị kỹ thuật của Nga/Liên Xô không chỉ nổi tiếng trong khu vực mà c̣n là chủ đạo trong tổng trang thiết bị quân sự của một số quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia.
Theo Thứ trưởng Antonov, mở ra thị trường mới "sẽ góp phần bổ sung cơ hội để gia tăng xuất khẩu vũ khí mới và mở rộng phạm vi dịch vụ sau bán hàng, cũng như gia tăng phát triển kinh tế và đáp ứng nguyện vọng của khu vực về đa dạng hóa các nguồn cung cấp thiết bị quân sự".
Hiện nay, một số quốc gia đông nam Á như Việt Nam, Indonesia, Myanmar và các quốc gia khác đang sử dụng khá nhiều máy bay quân sự của Nga như các ḍng Su-30, MiG-29.
Các nước này cũng đang có những kế hoạch mua thêm các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga như Su-35, Su-30SM...
Trong tương lai, khu vực này có triển vọng rất tốt, cả về phát triển dịch vụ và mua sắm các máy bay mới, ví dụ như máy bay huấn luyện-chiến đấu thế hệ mới Yak-130 - một món hàng phù hợp với các nước thiếu máy bay huấn luyện và chiến đấu, mà lại có ngân sách quốc pḥng ít ỏi.
Nga cũng đang đẩy mạnh chào hàng tàu ngầm Kilo ở đông nam Á
Các chuyên gia Nga cho rằng, các nước ASEAN đều nghèo, ngân sách quốc pḥng ít ỏi, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển Đông với Trung Quốc đang ngày càng gia tăng căng thẳng, sự thâm nhập sâu của vũ khí Nga vào khu vực đông nam Á có thể là tín hiệu đáng mừng với các nước trong khu vực này.
therealrtz © VietBF