Sự cố nổ hóa học ở Thiên Tân được cơ quan quyền lực TQ là Viện kiểm sát đánh giá là sự cố hỏa hoạn cực kỳ nghiêm trọng. Bên trong đó sự thật được phơi bày ra đó là cảng Thiên Tân là địa chỉ cực kỳ máu mặt ở Thành Phố này khi không có ai kể cả các cơ quan nào dám chạm vào. Hoặc nếu có chạm vào th́ cũng phải làm ngơ. Lư do v́ đâu? Thứ quyền lực đen đang tồn tại là ǵ?
Tờ Tân Kinh báo th́ ví von cảng Thiên Tân giống như ‘nhất phương chư hầu’ hay ‘vương quốc độc lập’, nơi mà khả năng kiểm soát của chính quyền Thiên Tân bị cho là “rất yếu”.
Cảng Thiên Tân bị tàn phá tan hoang sau vụ nổ
Theo đó, trong địa bàn cảng Thiên Tân, các cơ quan công quyền rất khó can thiệp vào các hoạt động cụ thể của cảng.
Minh chứng cho kết luận nói trên, tờ Tân Kinh báo đặt vấn đề rằng kho chứa hóa chất nguy hiểm của Công ty Thụy Hải – nơi xảy ra vụ nổ chấn động cả Trung Quốc chỉ nằm cách khu dân cư 1km. Khu dân cư gần nhất thậm chí chỉ nằm cách nhà kho hóa chất – hay có thể gọi là kho thuốc nổ chỉ 600m.
Nhiều chuyên gia trong các ngành hóa chất, cứu hỏa v.v. cho biết, khoảng cách như thế đă vượt quá mức thấp nhất của ngưỡng an toàn. Những chuyên gia này đặt câu hỏi, v́ sao quy hoạch của Công ty Thụy Hải được thông qua?
Một chuyên gia thuộc cơ quan giám sát an toàn ở Thiên Tân nói: “Pḥng quy hoạch của Thiên Tân không thể xử lư quá kỹ càng được, thậm chí là doanh nghiệp nào, kinh doanh ǵ trong cảng th́ chỉ cần Tập đoàn cảng Thiên Tân thông qua là xong”.
Chuyên gia nêu trên cũng cho biết, Tập đoàn cảng Thiên Tân c̣n có cả bộ phận giám sát an toàn riêng. Xác nhận điều này, Phó pḥng cứu hỏa thuộc công an thành phố Thiên Tân xác nhận cơ quan chức năng không hề biết trong cảng có tới 3.000 tấn hóa chất độc hại, dễ phát nổ.
V́ sao ‘vương quốc’ cảng Thiên Tân có thể đứng ngoài pháp luật như vậy? Theo tờ Tân Kinh báo, điều này có hẳn một quá tŕnh lịch sử.
Trung Quốc nói có 114 người thiệt mạng trong vụ nổ ở Thiên Tân, nhưng truyền thông phương Tây cho rằng con số thực sự cao hơn nhiều
Ban đầu, Tập đoàn cảng Thiên Tân thuộc sự quản lư của Bộ Giao thông Trung Quốc. Sau đó, đơn vị này chuyển thành đơn vị kinh doanh, quyền bổ nhiệm, cách chức thuộc về địa phương – tức Thiên Tân. C̣n quyền chỉ đạo th́ thuộc Bộ Giao thông.
Hoạt động chung của cảng Thiên Tân th́ chịu sự quản lư của Ủy ban quản lư giao thông Thiên Tân, nhưng quyền lực riêng của Tập đoàn cảng Thiên Tân được cho là vẫn rất lớn.
Tờ Kiểm sát nhật báo, cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát nhân dân Trung Quốc nhận định, với cơ chế hoạt động như vừa nêu, không phải là không thể giám sát các hoạt động bên trong cảng Thiên Tân.
Vấn đề là v́ sao chính quyền địa phương lại để cho một ‘vương quốc’ như thế đứng ngoài ṿng luật pháp, thậm chí đi ngược lại pháp luật hiện hành.
Tập đoàn cảng Thiên Tân v́ sao có quyền thành lập cơ quan giám sát an toàn riêng, ‘tự đá bóng tự thổi c̣i’?
Tờ Kiểm sát nhật báo đặt câu hỏi, phải chăng ở những cảng khác trên đất nước Trung Quốc cũng tồn tại kiểu ‘quyền lực đen’ như ở Thiên Tân? Nếu sự thật là như thế, liệu c̣n những vụ nổ nào sẽ xảy ra?
Truyền thông phương Tây cho rằng con số thiệt hại về người và của cao hơn so với những ǵ chính quyền Trung Quốc đưa ra.
Hiện tại, 114 người được Trung Quốc xác nhận là đă chết, hàng chục người khác c̣n mất tích, song các hăng tin phương Tây nói số thiệt hại cao hơn nhiều.
Mạng xă hội Trung Quốc cũng lan truyền những h́nh ảnh vô cùng tang thương về vụ nổ tại Thiên Tân. Có những bức ảnh chụp các bộ phận cơ thể người vương văi khắp nơi, cháy xém hoặc những thi thể co quắp do bị lửa thiêu.
Bản tin hôm nay, 20/8, của Tân Hoa Xă, cơ quan ngôn luận nhà nước Trung Quốc cũng thừa nhận số người thiệt mạng “có thể c̣n tăng lên” nhưng không đưa ra con số dự đoán.
Tân Hoa Xă cũng dẫn lời một số quan chức nói lănh đạo Tập đoàn cảng Thiên Tân có ‘quan hệ chặt chẽ’ với ngành công an và cứu hỏa Thiên Tân, dẫn đến việc mọi hoạt động của đơn vị này được thông qua rất dễ dàng.
***