Tập Cận B́nh lần này là người rất mạnh tay cứng rắn đe dọa Tân Cương, mạnh tay dẹp biểu t́nh tại Hongkong. Bên ngoài th́ rất hung hăng, cho thấy trùm tư bản đỏ rất vững. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Theo ba nguồn tin thân cận với các quan chức hàng đầu đảng CSTQ, ông Tập và vài phụ tá hàng đầu đang lên kế hoạch để đảm bảo ông Tập sẽ nắm quyền cho đến ít nhất là năm 2027, khi ông vẫn c̣n tương đối tráng kiện ở tuổi 74.
Ông Tập Cận B́nh
Giới quan sát nước ngoài và Trung Quốc ngạc nhiên trước sự vận động cải tổ toàn diện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – cũng như quá tŕnh tập quyền nhanh chóng của ông Tập Cận B́nh. Chỉ hai năm rưỡi khi bước lên đỉnh quyền lực, ông Tập dường như hướng đến phá vỡ các quy tắc nhiệm kỳ 10 năm đối với vị trí lănh đạo tối cao của đất nước nhằm nắm quyền lực lâu hơn bất kỳ nhà lănh đạo nào của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.
Theo ba nguồn tin thân cận với các quan chức hàng đầu ĐCSTQ, ông Tập và vài phụ tá hàng đầu đang lên kế hoạch để đảm bảo ông sẽ ngồi trên ghế quyền lực cho đến ít nhất là năm 2027, khi ông vẫn c̣n tương đối tráng kiện ở tuổi 74.
"Chủ tịch Tập hoàn toàn thống trị bộ máy đảng-nhà nước-quân đội - và thực tế là cho đến nay ông không chuẩn bị người kế vị nào - cho thấy rằng ông vẫn là nhà cai trị tối cao của Trung Quốc cho dù ông sẽ thoái vị chức tổng bí thư ĐCSTQ vào năm 2022,", một trong các nguồn tin cho biết.
Cả ba người họ đều yêu cầu giấu tên v́ tính nhạy cảm của sự bàn về các chính trị gia cao cấp. Trong khi nhiều điều có thể xảy ra làm hỏng kế hoạch của Tập – chẳng hạn cú hồi mă thương từ các đối thủ, khủng hoảng quốc tế hoặc quốc nội, hoặc vấn đề sức khỏe, và nhiều thứ khác – ông Tập có vẻ như đang lên kế hoạch tại vị càng lâu càng tốt.
Mong muốn cai trị lâu hơn một thập kỷ của ông Tập có bằng chứng rơ nhất là việc ông từ chối chuẩn bị công khai những người kế vị tiềm năng. Ở Trung Quốc, các nhà lănh đạo thường được phân theo thế hệ. Ông Tập, một người thuộc thế hệ lănh đạo thứ năm - một chỉ báo cho cán bộ sinh ra trong thập kỷ 1950 – đă lờ đi việc chuẩn bị những người kế vị tiềm năng từ thế hệ thứ sáu hoặc thứ bảy.
Trái lại, cần xem xét hành động của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư Đảng (2002-2012), sinh năm 1942 và là nhà lănh đạo ṇng cốt thuộc thế hệ thứ tư. Không lâu sau khi thăng lên hàng cốt cán Ban Thường vụ Bộ Chính trị (BCT) trong năm 1992, ông Hồ bắt đầu chuẩn bị đề bạt hàng cán bộ thế hệ thứ năm, bao gồm Tập Cận B́nh (khi đó là bí thư tỉnh Chiết Giang) và Lư Khắc Cường (khi đó là bí thư tỉnh Liêu Ninh và nay là Thủ tướng Trung Quốc) trong nhóm cầm quyền 25 thành viên - Bộ Chính trị. Ông cũng đề bạt một mức độ các quan chức cấp thấp hơn: Vào giữa những năm 1990, khoảng 20 ngôi sao đang lên thuộc thế hệ thứ năm đă đạt được hàng Thứ trưởng trở lên.
Đồng đều đáng kể, trong những năm tiến đến Đại hội Đảng lần thứ 17 vào năm 2007, ông Hồ chọn độ 30 ngôi sao đang lên thuộc thế hệ thứ sáu và chuẩn bị họ cho các đề bạt chính yếu.
Đến năm 2005, ông Hồ và ông Giang dường như đă quyết định đưa ông Tập và Lư vào Bộ chính trị, là những người kế vị ông Hồ và tiếp đó là Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Và, vào cuối năm 2005, vài mươi cán bộ thế hệ thứ sáu đă đạt được cấp bậc thứ trưởng hay cao hơn.
Nếu ông Tập tuân theo truyền thống tiếp nguồn máu mới cho tầng lớp cầm quyền của ĐCSTQ, vào cuối năm 2015 ông phải đề bạt một số quan chức thế hệ thứ bảy làm bộ trưởng và thứ trưởng. Tuy nhiên, chỉ có một cán bộ thế hệ thứ bảy – Phó Thị trưởng Thượng Hải Thời Quang Huy (sinh năm 1970) - đạt hàm Thứ trưởng kể từ khi ông Tập nhậm chức vào tháng Mười năm 2012. Có vẻ không chắc ǵ ông này sẽ thăng tiến cao hơn trong năm nay.
Ông Tập được cho là không chuẩn bị người kế vị như hai người tiền nhiêm Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào
Và dường như ông tập cũng đă sẵn sàng để phá vỡ một quy tắc bất thành văn khác. Kể từ cuối thập kỷ 1980, ở cấp lănh đạo đảng cao nhất đă có chính sách không chính thức “Thất thượng bát hạ" (1): Một cán bộ 67 tuổi hay trẻ hơn vẫn có thể lên đến Bộ chính trị, trong khi một người 68 tuổi trở lên lại không. Tại cuộc họp trọng đại của được tổ chức năm năm một lần, các thành viên Bộ chính trị 68 tuổi trở lên được dự kiến sẽ nghỉ hưu, trong khi những người dưới 68 có thể ở lại. Trong bảy ủy viên hiện nay của Bộ chính trị, tất cả, trừ ông Tập và ông Lư, sẽ là 68 tuổi hay lớn hơn vào năm 2017 - và do đó họ sẽ phải về hưu. Nhưng ai sẽ thay thế lớp người này?
Ba nguồn tin ẩn danh chỉ ra ít nhất ba ứng viên thế hệ thứ năm là những người tâm phúc của ông Tập - Lật Chiến Thư (sinh năm 1950), Vương Hổ Ninh (sinh năm 1955), Triệu Lạc Tế (sinh năm 1957) - rất có thể sẽ vào Bộ chính trị trong năm 2017 . Quan trọng hơn, ủy viên Bộ chính trị hiện nay - Vương Kỳ Sơn (sinh năm 1948), nhân vật chống tham nhũng hàng đầu của quốc gia, có khả năng sẽ đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ hai. Mặc dù ông Vương, cũng là một người thuộc phái thái tử đảng quen biết ông Tập từ thập kỷ 1950, sẽ 69 tuổi vào Đại hội Đảng 19 vào năm 2017. Các nhà lănh đạo thế hệ thứ năm có khả năng sẽ vẫn là trụ cột lănh đạo đảng cho đến Đại hội Đảng 20 vào năm 2022 là một chỉ dấu khác. Các nguồn tin nhận định, ông Tập sẽ cố gắng trụ lại ít nhất cho đến đại hội Đảng 21 vào năm 2027.
Với kỳ vọng là một nhà lănh đạo tối cao chỉ nên nắm quyền trong 10 năm, ông Tập sẽ tránh né truyền thống cố hữu này ra sao?
Hiến pháp Trung Quốc cấm các bộ trưởng, kể cả thủ tướng, phục vụ lâu hơn 10 năm. Tuy nhiên, Điều lệ Đảng của ĐCSTQ không có quy định về thời gian phục vụ của cán bộ có cấp hàm tương đương bộ trưởng trở lên. Thay vào đó, có một quy tắc không chính thức do Đặng Tiểu B́nh lập ra, lănh đạo tối cao Trung Quốc ở hầu hết các thập kỷ 1980 và 1990 là ủy viên Bộ chính trị không phục vụ lâu hơn 10 năm.
Nhưng có khả năng là ông Tập có thể không giữ chức chủ tịch mà vẫn c̣n là nhân vật hàng đầu của đất nước. Ở Trung Quốc, khi ĐCS và chính phủ thường hiện tồn song song, ĐCSTQ trong thực tế cao hơn và kiểm soát chính phủ. Ví dụ, quan chức đứng đầu tỉnh Hồ Bắc là bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh đứng thứ hai. Điều này cũng đúng ở cấp quốc gia. Trong ba chức danh của ông Tập - Chủ tịch nước, Tổng bí thư ĐCS, và Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC), giám sát quân đội Trung Quốc – th́ chức vụ trong ĐCS là quan trọng nhất.
Bên cạnh việc nắm giữ chức Tổng bí thư ĐCSTQ, ông Tập có các lựa chọn khác. Có một kịch bản là ông Tập sẽ phục hồi chức Chủ tịch đảng - mà Đặng Tiểu B́nh đă băi bỏ vào năm 1982 trong một nỗ lực rơ ràng làm suy yếu di sản của Mao Trạch Đông - và giữ chức đó cho ḿnh. Điều này có nghĩa là Tổng bí thư tương lai sẽ phải báo cáo cho ông Tập, Chủ tịch đảng.
Lần lượt, ông Tập có thể nghỉ hưu hai công tác đứng đầu là Tổng bí thư và Chủ tịch nhưng vẫn là chủ tịch CMC. Có một số tiền lệ về việc này: Đặng Tiểu B́nh lănh đạo Trung Quốc trong thập kỷ 1980 ở chức vụ chủ tịch CMC, và ông Giang vẫn có ảnh hưởng rất lớn do giữ chức đó trong hai năm sau khi ông rút lui khỏi chức Chủ tịch nước.
Hơn nữa, cuối năm 2013, chỉ một năm sau khi giành được quyền lực, ông Tập lập ra hai siêu cơ quan ở thượng tầng của đảng - Ủy ban Trung ương An ninh Quốc gia (CNSC) (3) và Ban lănh đạo trung ương Cải cách sâu sắc toàn diện (CLGCDR)(4) – mà hầu như tương ứng với việc kiểm soát bộ máy cảnh sát quốc gia và chính sách kinh tế. Nếu ông Tập nắm giữ chức chủ tịch CMC và hai tổ chức mới thành lập của ḿnh, th́ ai đó sẽ trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ có thể sẽ phải qua tay ông Tập.
Tất nhiên, sự thâu tóm quyền lực của ông Tập - và chiến dịch chống tham nhũng của ông - có thể đem lại một cú hồi mă thương dữ dội từ các đảng viên trong những đối thủ. Và khi nắm việc kiểm soát các chính sách đối nội và đối ngoại, ông Tập có thể phải giơ đầu chịu báng khi có một cuộc khủng hoảng bất ngờ ở quốc nội hay quốc ngoại. Ông Tập sẽ đương đầu với một nhiệm vụ khó khăn phía trước.
Có thể ông Tập Cận B́nh sẽ thất bại trong việc củng cố quyền lực đến mức cho phép ông tiếp tục nắm quyền kiểm soát đến tận năm 2022. Nhưng ông Tập có vẻ tin chắc rằng chỉ có một nhà lănh đạo có quyền lực tối cao - không bị ràng buộc vào một nhiệm kỳ hạn định nào - sẽ đảm bảo rằng Trung Quốc và Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục thành công. Và ông Tập dường như đoan chắc rằng ông chính là người được sinh ra để làm điều đó.
Theo VHNA