Hôm qua 17/3, tại Pháp nổ ra một cuộc biểu t́nh cực lớn trên toàn nước Pháp. Có tới trên 150.000 thanh niên, sinh viên xuống đường biểu t́nh để phản đối Dự luật Lao động nước này vừa mới đưa ra. Liên đoàn sinh viên quốc gia (UNEF) và khoảng 20 tổ chức thanh niên, học sinh trung học Pháp đă đứng ra tổ chức cuộc biểu t́nh này.
Cuộc biểu t́nh này có số người tham gia đông hơn cuộc biểu t́nh thứ nhất phản đối Dự luật Lao động, diễn ra ngày 9/3.
Đám đông sinh viên biểu t́nh đổ ra đường phố Paris. Ảnh AP
Theo thống kê của cảnh sát Pháp, riêng tại thủ đô Paris đă có khoảng 9.200 người biểu t́nh diễu hành từ quảng trường Cộng ḥa tới quảng trường Italie. Cuộc biểu t́nh đă thu hút 3.000 người ở Lyon, 2.700 người ở Rennes, 2.500 người ở Toulouse, 2.200 người ở Bordeaux, 1.300 người ở Grenoble, 1.200 người ở Strasbourg, 2.000 người ở Tours, 1.000 người ở Perpignan, 700 người ở Rodez...
Một số hành vi quá khích đă diễn ra trong biểu t́nh khiến cảnh sát phải dùng lựu đạn cay. Một số cảnh sát bị thương, 23 người biểu t́nh bị bắt giữ để thẩm vấn. Cuộc biểu t́nh khiến Đại học Paris-I, Paris VIII, Bordeaux và Lyon II và 115 trường trung học phải đóng cửa.
Nguyên nhân của phản ứng dư luận
Dự luật Lao động sửa đổi của Pháp do Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri chủ tŕ (c̣n được gọi là Dự luật El Khomri) sau khi được công bố (18/2), đă gây nhiều tranh căi và phản ứng của dư luận, đặc biệt là của các công đoàn và thanh niên, sinh viên.
Nguyên nhân bởi dự luật này được cho là tăng quyền hạn của giới chủ và phương hại tới lợi ích của người lao động, đặc biệt là lớp lao động trẻ, mới vào nghề, như: quy định một khuôn khổ rộng răi hơn trong việc sa thải nhân công.
Theo đó, chủ doanh nghiệp có thể áp dụng việc sa thải nhân công với nhiều lư do hơn; áp dụng khung giờ làm việc rộng răi hơn, trong khi thù lao thêm giờ lại bị giới hạn; áp dụng mức trần bồi thường với lao động bị sa thải...
Dự luật bị chỉ trích là do cánh tả soạn thảo nhưng lại "đậm chất hữu".
Bản kiếu nại Dự luật do bà Caroline Haas, Cố vấn của Bộ trưởng Quyền phụ nữ, đưa lên mạng đă được trên 1 triệu chữ kư ủng hộ.
Thái độ của Chính phủ
Trước sự phản đối của các công đoàn và dân chúng, Chính phủ Pháp đă phải gia hạn việc tŕnh Dự luật Lao động lên Hội đồng Bộ trưởng từ ngày 9 tới 24/3 nhằm có thời gian đối thoại với các đối tác xă hội.
Chính phủ đă quyết định rút lại và điều chỉnh một số điều bị phản đối gay gắt nhất trong Dự luật Lao động như: chấp nhận rút lại điều khoản định mức bồi thường việc sa thải người làm công và các biện pháp tăng quyền quyết định đơn phương của giới chủ; rút điều khoản sửa đổi về giờ lao động, thù lao cho gờ làm thêm và duy tŕ chế độ như hiện tại... và ngày 14/3 đă công bố văn bản mới.
Bên cạnh việc rút lại hoặc điều chỉnh một số điều trong Dự luật lao động, Thủ tướng Manuel Valls khẳng định Chính phủ vẫn sẽ giữ đúng lịch tŕnh thông qua Dự luật Lao động mới.
Ngày 15/3, trên kênh truyền h́nh BFMTV, Thủ tướng Manuel Valls cho biết ông muốn "thuyết phục" hơn là phải dùng đến "vũ khí hiến pháp", như đă áp dụng với Luật Macron, để thông qua Dự luật Lao động. Văn bản mới của Dự luật Lao động sẽ được Hội đồng Bộ trưởng xem xét vào 24/3, tŕnh lên Quốc hội vào đầu tháng 5 và sẽ được thông qua vào đầu hè.
Sau khi công bố văn bản điều chỉnh của Dự luật Lao động, một bộ phận dân chúng thể hiện sự hài ḷng, cho đó là "một sự điều chỉnh cần thiết và đúng đắn".
Về phần ḿnh, giới chủ tỏ ra không hài ḷng. Chủ tịch Nhóm các nghiệp đoàn công nghiệp (GFI) Philippe Darmayan bày tỏ "sự thất vọng", coi việc điều chỉnh Dự luật là một bước "thụt lùi".
V́ sao vẫn tiếp tục có biểu t́nh?
Những điều chỉnh Dự luật Lao động tạm xoa dịu một bộ phận dân chúng, nhưng vẫn chưa đủ để thuyết phục những tổ chức có quan điểm cứng rắn như CGT, FO, UNEF...ngay từ đầu đă yêu cầu hủy bỏ văn bản. Những tổ chức này đă quyết định tiếp tục kêu gọi biểu t́nh để thực hiện mục tiêu.
Sau cuộc biểu t́nh ngày 17/3, một cuộc biểu t́nh khác sẽ được tổ chức vào 24/3, ngày Dự luật Lao động được tŕnh lên Hội đồng Bộ trưởng. Và tới 31/3 Liên đoàn thanh niên sinh viên sẽ liên kết với Tổng công đoàn Lao động (CGT) và 6 công đoàn khác kêu gọi một cuộc xuống đường lớn trên toàn nước Pháp.
Therealtz © VietBF