Vietbf.com - Tàu chiến cũ kỹ từ thời công nghệ Liên Xô để lại cho Hải quân Triều Tiên là cũng soái hạm mạnh nhất của dất nước Triều Tiên, v́ tàu hộ tống lớp Najin lại có thiết kế quá lạc hậu, mà Hải quân Triều Tiên làm chủ hai chiếc tàu đều cũ kỹ này là lại soái hạm mạnh nhất của Hạm đội phía Đông và phía Tây.
Tàu hộ tống lớp Najin là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Triều Tiên. Ảnh: Military Today
Theo Military Today, Hải quân Triều Tiên sở hữu khá nhiều tàu chiến, song phần lớn là các chiến hạm nhỏ. Nổi bật nhất trong số tàu chiến của Triều Tiên là 2 chiến hạm lớp Najin. Cả hai tàu đều là soái hạm của Hạm đội phía Đông và phía Tây.
2 tàu mang số hiệu FF-531 và FF-591 được đưa vào hoạt động lần lượt trong năm 1973 và 1975. Trong khi đó, một số nguồn tin cho rằng, 4 tàu hộ tống lớp Najin đă được đóng mới, trong đó 2 tàu đă ngưng hoạt động.
Thiết kế lạc hậu
Thiết kế thủy động lực học của tàu hộ tống lớp Najin được cho là dựa trên chiến hạm lớp Kola của Liên Xô với một số cải tiến. Tàu có kiểu dáng đặc trưng của những chiến hạm được chế tạo trong thập niên 50 với cấu tạo tháp chỉ huy khá cồng kềnh.
Phía trước đài chỉ huy có một tháp Conning làm nơi đặt ụ pháo pḥng không, một thiết kế đặc trưng của các chiến hạm được chế tạo trong những năm Thế chiến II đến đầu những năm 1950. Tàu có 2 ống xả lớn cho động cơ nằm khá xa nhau.
Tàu hộ tống lớp Najin có chiều dài 100 m, rộng 10 m, lượng choán nước 1.900 tấn, thủy thủ đoàn 180 người. Ảnh: Defence Images
Ở giữa tàu là một cột buồm phụ lắp radar hỗ trợ cho radar trên cột buồm chính. Thiết kế thủy động lực học của tàu hộ tống lớp Najin khá lỗi thời ngay tại thời điểm nó được đưa vào hoạt động đầu những năm 1970.
Một số nhà phân tích quân sự cho rằng, việc Triều Tiên đóng mới tàu hộ tống lớp Najin dựa theo thiết tàu Kola của Liên Xô là một sai lầm lớn. V́ ở thời điểm đó, Liên Xô đă cho ngưng hoạt động và tháo dỡ tàu hộ tống lớp Kola do không c̣n đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lúc đó.
Hệ thống điện tử trên tàu được cho là khá lạc hậu, gồm radar t́m kiếm mục tiêu trên không Type 352 SQUARE TIE do Trung Quốc sản xuất. Radar này có phạm vi t́m kiếm mục tiêu khoảng 77 km. Radar t́m kiếm mục tiêu mặt nước Pot Head và radar hàng hải Pot Drum, radar điều khiển hỏa lực Drum Tilt, hệ thống định vị thủy âm Stag Horn.
Military Today nhận định, hệ thống điện tử trên tàu có thể đă được thay thế trong các chương tŕnh nâng cấp gần đây. Tuy nhiên, các biện pháp cấm vận gắt gao nhằm vào Triều Tiên khiến quốc gia này khó ḷng tiếp cận được các hệ thống điện tử hiện đại cho 2 chiến hạm.
Phạm vi hỏa lực ngắn
Pháo là vũ khí chủ lực trên tàu hộ tống lớp Najin. 2 pháo hạm 100 mm, mô h́nh B-34 được bố trí phía trước và phía sau. Pháo hạm này được chế tạo vào những năm 1940, pháo có tốc độ bắn tối đa 10 viên/phút, tầm bắn tối đa 22 km và 10 km với mục tiêu trên không.
Pháo B-34 được cho là không đủ nhanh để sử dụng cho 2 mục đích đối hạm và pḥng không ngay ở thời điểm Thế chiến II. Nó cũng khó công kích các mục tiêu là tàu nhỏ di chuyển nhanh trên biển. Pháo B-34 rơ ràng là không thể cạnh tranh với các pháo hạm mục đích kém hiện đại.
Tuy vậy, pháo sử dụng cỡ đạn 100 mm với tầm bắn hơn 20 km, pháo vẫn đem lại khả năng bắn phá bờ biển khá tốt. Vũ khí pḥng không của tàu rất yếu với 2 ụ pháo ZIF-31 57 mm ṇng kép được lắp phía sau pháo chính. Pháo 57 mm có tốc độ bắn khoảng 50 viên/phút, tầm bắn tối đa 8,4 km.
Pháo ZIF-31 được cho là không c̣n phù hợp để chống lại các máy bay chiến đấu hiện đại, hay đánh chặn tên lửa chống hạm. Vũ khí pḥng không c̣n có 6 ụ pháo 2M-3 ṇng kép 25 mm, tốc độ bắn tối đa 450 viên/phút, tầm bắn tối đa 3 km. Pháo 2M-3 chỉ có hiệu quả đối với các mục tiêu bay thấp.
Cố lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tham quan tàu hộ tống lớp Najin. Ảnh: Military Today
Gần đây, một số h́nh ảnh cho thấy, pháo 2M-3 đă được thay thế bằng hệ thống pḥng thủ tầm cực gần AK-630. Hệ thống này sử dụng pháo 30 mm 6 ṇng với tốc độ bắn tới 4.000 viên/phút cho phép đánh chặn hiệu quả tên lửa chống hạm hay mục tiêu bay thấp.
Tàu được lắp hai cụm phóng bom chống ngầm RBU-1200, tầm bắn tối đa khoảng 1.200 m, độ sâu tiêu diệt mục tiêu 350 m. Hệ thống này có nhược điểm là phải nạp đạn bằng tay và tàu phải hướng mũi về phía mục tiêu mới phóng được, v́ nó không có khả năng xoay ngang.
Vũ khí chủ lực trên tàu là 2 ống phóng tên lửa chống hạm bố trí hai bên hông ở khoảng giữa 2 ống xả động cơ. Các chuyên gia quân sự cho rằng, vị trí lắp tên lửa chống hạm gây nguy hiểm cho chính con tàu. Tên lửa phóng thẳng từ phía sau hướng về phía trước mũi tàu, nếu tên lửa gặp sự cố có thể rơi xuống ngay mũi tàu.
Ban đầu, tàu sử dụng tên lửa chống hạm P-15 Termit do Liên Xô chế tạo với tầm bắn khoảng 40 km. Một số nguồn tin cho rằng, trong năm 2014, tên lửa P-15 đă được thay thế bằng Kh-35 Uran hiện đại hơn, tầm bắn 130 km.
Tàu hộ tống lớp Najin không được đánh giá cao, thậm chí kém xa các tàu chiến hiện đại, nhưng chúng vẫn là những chiến hạm mạnh nhất của Hải quân Triều Tiên.