Ca sĩ Long Nhật tiết lộ, thời anh mới đôi mươi, khi gia nhập Đoàn Hải Đăng ở Nha Trang đă có "mối t́nh tay 3" thân thiết với Hoài Linh và Thanh Lộc.
Mới đây, đạo diễn Khương Dừa đă chia sẻ clip đến thăm ca sĩ Long Nhật tại nhà riêng ở TP.HCM. Ca sĩ xứ Huế hiện ở trong biệt thự bề thế của em gái. Căn biệt thự này được đạo diễn Khương Dừa tiết lộ có giá khoảng 200 tỷ đồng, xa hoa, choáng ngợp, không thiếu thứ ǵ…
Nam ca sĩ cũng cho biết, anh c̣n được thừa kế căn biệt thự tương đối bề thế của bố mẹ ở Huế. Trị giá căn biệt thự này khoảng 20 – 21 tỷ đồng.
“Ngày xưa, tôi cũng thuộc dạng công tử, công chúa, con nhà giàu trốn gia đ́nh đi hát. Tài sản bây giờ có được cũng đa phần nhờ gia đ́nh chứ đi hát nghèo ̣m. Người miền Trung nói chung và người Huế nói riêng chịu khó để dành, tích cóp”, Long Nhật nói.
Ca sĩ Long Nhật chia sẻ, ba anh là nhà thơ Nguyệt Đ́nh vốn là thầy giáo dạy Văn – Sử trường Nguyễn Huệ, Đà Nẵng. Ngày xưa, anh được sinh ra tại Đà Nẵng. Dạy cùng trường với ba anh là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ - tác giả của bài hát “Bông hồng cài áo”. Chính ông là người đă dạy nhạc cho Long Nhật khi c̣n là cậu bé Óc tiêu (tên gọi ở nhà của Long Nhật).
“Ba cho tôi học đàn, học hát từ nhỏ để nuôi dưỡng tâm hồn chứ không cho tôi theo nghiệp hát. Ba mạ tôi ngày xưa có một suy nghĩ khá “kỳ lạ” về nghề hát. Ông bà nghĩ rằng, nghệ sĩ là nghề “chưa ráo mồ hôi đă hết tiền”. Ba tôi nói, nghệ sĩ không biết giữ tiền, không biết tính toán.
Tuy nhiên, khi học lớp 4 hay lớp 5 ǵ đó, cô giáo hỏi sau này ước mơ làm ǵ, các bạn đều viết vào giấy là muốn sau này trở thành kỹ sư, bác sĩ, giáo viên… c̣n tôi viết muốn thành ca sĩ. Sau đó, tôi suy nghĩ lại, lên xin cô giáo sửa lại trên tờ giấy đă nộp là nghệ sĩ nổi tiếng. Nghĩa là từ bé tôi đă mê được hát, được đóng kịch, tham gia văn nghệ”, ca sĩ Long Nhật tâm sự.
Ca sĩ Long Nhật hơn 2 tuổi nhưng vẫn gọi Hoài Linh bằng "anh"
Kể về những ngày khởi nghiệp ca hát, ca sĩ Long Nhật trải ḷng: “Những ngày đầu mới bước chân vào đi hát, tôi ở Nha Trang rồi ra Hà Nội xong lại vào TP.HCM, v́ thế con đường đi chậm hơn các bạn bè đồng nghiệp ở phía Nam và phía Bắc. Cho nên, khi ḿnh đă đạt được những thành công trên con đường sự nghiệp th́ rất trân quư. Bây giờ sau 35 năm đi hát, tôi được bà con nói là ca sĩ được yêu thích, được bà con thương”.
Tôi ở Nha Trang suốt 5 năm để hát cho đoàn Hải Đăng, từ năm 1989 tới năm 1994. Ca khúc nổi tiếng được mọi người nhớ tới Long Nhật thời đó là “Gần lắm Trường Sa”, “Mấy nhịp cầu tre”. Đoàn Hải Đăng hồi đó là một “đại bang” lớn ngang với một Nhà hát, sáng ngang với Nhà hát Ca nhạc nhẹ tháng Tám ở TP.HCM, Ca nhạc nhẹ Sài G̣n, Ca múa nhạc Bông Sen…

Long Nhật và Hoài Linh từng có một thời thân thiết. Ảnh: FBNV
Hồi đó, Đoàn Hải Đăng có Hải Đăng 1 và Hải Đăng 2. Đoàn Hải Đăng 2 rất hay mời các danh ca từ Sài G̣n ra, như: Nhă Yến, Bảo Phương, Đ́nh Văn… Hải Đăng 1 th́ không mời mà đào tạo ngôi sao của họ, phải là người miền Trung như: Ngọc Sơn, Ánh Tuyết, Mỹ Hạnh, Ngọc Thúy, Long Nhật, Tô Thanh Phương…
Thời điểm đó, tôi khoảng 19, 20 tuổi. Tôi nhớ trong đoàn Hải Đăng khi ấy có cả anh Hoài Linh nữa.
Hôm nay, tôi nhắc luôn, ngày đó ở đoàn Hải Đăng có "mối t́nh tay 3” rất thân thiết. 3 người gồm tôi, Hoài Linh và anh Thanh Lộc - c̣n gọi là Lộc Mập. Anh Lộc quê Nha Trang là người đă dạy diễn xuất cho Hoài Linh thời điểm đó. Anh Lộc và anh Linh đều là Đoàn Hải Đăng nhưng bên diễn kịch dân tộc.
Hồi đó, anh Thanh Lộc 22 tuổi, tôi 20 tuổi, anh Hoài Linh 18 tuổi. Ba anh em chơi thân với nhau, mỗi người cách nhau 2 tuổi. Hoài Linh nhỏ hơn tôi 2 tuổi nhưng tôi vẫn gọi là anh. Ba đứa tôi gặp nhau lần đầu đă thương nhau, như kiểu anh em từ kiếp nào rồi.
Chúng tôi thương nhau lắm, có ǵ ngon cũng cho nhau ăn. Nhà anh Hoài Linh có mấy cây xoài, hay hái cho bọn tôi ăn. Thời điểm ấy chưa đứa nào nổi tiếng, mới vào nghề, nhưng anh Hoài Linh đă diễn rất hay, có duyên lắm.
Lúc đó, ai cũng nghèo v́ c̣n bao cấp, đi hát không có tiền, bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đi hát để kiếm tiền. Nhưng với riêng tôi, đó là giai đoạn đẹp nhất của đời nghệ sĩ. Nó đặt những viên gạch đầu tiên vững chắc cho sự nghiệp của tôi. Tôi ở đoàn đó 4 - 5 năm là thành ngôi sao của đoàn, ra Hà Nội thi lần nào cũng đoạt huy chương vàng nhưng hồi đó vẫn chưa được tiếp cận với khán giả Sài G̣n.
Thời điểm đó, ở trong đoàn tôi là ca sĩ chính. Đến mua vé, người ta hỏi có Long Nhật, Ngọc Thúy, Mỹ Hạnh… hay không mới mua vé”, ca sĩ Long Nhật kể.
Long Nhật kể thêm rằng, thời điểm anh vào Sài G̣n để phát triển sự nghiệp ca hát là những năm cuối thập niên 90. Thời đó ở Sài G̣n đă có rất nhiều ngôi sao như: Bảo Yến, Nhă Phương, Cẩm Vân, Ngọc Sơn, Minh Thuận – Minh Hào, Cẩm Ly – Minh Tuyết, Phương Thanh, Lam Trường…
Phía bên cải lương, tôi mê cô Lệ Thủy, Mỹ Châu, chú Minh Phụng, Minh Vương, Diệp Lang; bên kịch nói tôi mê cô Kim Cương, Huỳnh Thanh Trà, Túy Hồng. Bên ca sĩ, tôi mê Nhật Trường, Hoàng Oanh, Phương Dung, Giao Linh, Chế Linh, Tuấn Vũ…
“Tôi đi hát cũng v́ họ. Tôi mê những tiếng hát đó, mê kiểu hát buồn man mác nhưng không đau thương, bi lụy. Tôi đặc biệt mê danh ca Bảo Yến v́ cô gần với tôi, cũng là người Huế, lại hát rất hay.
Bên điện ảnh, tôi mê Thẩm Thúy Hằng, Diễm My, chú Nguyễn Chánh Tín. Ở ngoài Bắc tôi mê Chí Trung, Lan Hương, Anh Tú.
Ngày anh Anh Tú mất, tôi mua hẳn một vé máy bay ra thắp nén nhang, mua ṿng hoa viếng anh dù tôi không hề thân với anh Anh Tú. Tôi bay ra viếng để cảm ơn anh Anh Tú v́ nhờ có những người thuộc thế hệ vàng sân khấu như anh mà tôi nuôi dưỡng được đam mê, tiếp tục cống hiến cho nghề”, nam ca sĩ chia sẻ.
VietBF@ sưu tập