Ông Berman nhận định rằng, Kiev không thể giành chiến thắng ở miền Đông. Vũ khí cũng sẽ không giúp Kiev đảo ngược được cuộc chiến giành lợi thế về ḿnh.
Tờ Business Insider hôm 20/11 cho biết, chuyến thăm Kiev lần này của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden chắc chắn sẽ thảo luận về chủ đề cung cấp vũ khí giúp Ukraine chống lại mối đe dọa từ Nga.
Động thái này là kết quả nỗ lực nhiều tháng qua của tân Tổng thống Petro Poroshenko, hồi tháng 9 vừa qua ông đă tuyên bố thẳng thắn trước Quốc hội Mỹ rằng "chăn và kính nh́n ban đêm cũng rất quan trọng. Nhưng người ta không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh bằng chăn".
|
Trong vài ngày qua, Nhà Trắng cũng đă nhận được nhiều áp lực từ Quốc hội về vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine. |
Trong vài ngày qua, Nhà Trắng cũng đă nhận được nhiều áp lực từ Quốc hội về vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine với những ư kiến trái ngược nhau.
Trong tuyên bố chung hôm 18/11, Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đă mỉa mai, chỉ trích chính sách của chính quyền Obama khi nói rằng: "Chính sách của chính quyền Kiev đối với vấn đề Ukraine hiệu quả đến nỗi cấm cả hỗ trợ vũ khí đối với nạn nhân của một cuộc xâm lược".
Hai Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi Washington và châu Âu phải cung cấp vũ khí sát thương và hỗ trợ t́nh báo cho chính quyền Kiev, bởi "cung cấp cho Kiev vũ khí để tự vệ sẽ tạo một áp lực lớn lên các tính toán hiện nay của ông Putin".
Business Insider cho rằng ông McCain và Graham muốn biến cuộc xung đột ở miền đông Ukraine thành một cuộc chiến tranh mở giữa Mỹ và Nga. Tuy nhiên, Moscow hôm 20.11 cảnh báo sẽ cân bằng t́nh thế bằng cách hỗ trợ vũ khí cho lực lượng ly khai miền Đông nếu Mỹ làm như vậy với chính quyền Kiev.
|
Ông Berman nhận định rằng, Kiev không thể giành chiến thắng ở miền Đông. Vũ khí cũng sẽ không giúp Kiev đảo ngược được cuộc chiến, để lợi thế nghiêng về phía ḿnh. |
Cân nhắc về t́nh huống trên, Bennett Ramber, người đă phục vụ trong Bộ Ngoại giao dưới chính quyền Tổng thống George Bush viết trên tờ Los Angeles Times rằng Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Ukraine theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994.
Mỹ có thể gây tổn hại cho lực lượng ly khai thân Nga bằng cách hỗ trợ vũ khí sát thương cho Kiev như chiến lược Mỹ đă từng sử dụng ở Afghanistan thời kỳ Liên Xô c̣n ảnh hưởng ở đây.
Theo ông, lựa chọn này sẽ tạo cho Ukraine một cơ hội tốt hơn để tự bảo vệ ḿnh, khôi phục uy tín của Washington, nhưng nó sẽ chọc giận Nga và những hệ lụy sau đó không ai có thể h́nh dung trước được.
Trong bài b́nh luận trên US Today, Ilan Berman, Phó Chủ tịch Hội đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ lập luận rằng ít khả năng Quốc hội Mỹ sẽ đồng ư cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev. Thay vào đó Washington chỉ giải quyết một số vấn đề cấp bách trước mùa đông tới như hỗ trợ đào tạo và cung cấp các thiết bị quân sự không sát thương.
Hơn nữa, chính quyền Obama cũng chưa giải tŕnh rơ ràng về nguồn ngân sách chi cho hỗ trợ này. Bên cạnh đó, Mỹ lo sợ không biết bao nhiêu phần trăm hỗ trợ của họ đến được tay những người lính và bao nhiêu sẽ được tuồn ra bán ở thị trường chợ đen do nạn tham nhũng tràn lan đă ăn sâu hàng thập kỷ ở quốc gia này.
|
Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko (giữa) tại Quốc hội Mỹ hồi tháng 9, nơi ông thống thiết kêu gọi Mỹ hỗ trợ vũ khí sát thương cho Kiev. |
Thêm nữa, Mỹ cũng không thể mạo hiểm dấn thân vào một cuộc chiến tranh với Nga v́ chắc chắn Moscow sẽ phản ứng giận dữ nếu Washington cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.
Ông Berman nhận định rằng, Kiev không thể giành chiến thắng ở miền Đông. Vũ khí cũng sẽ không giúp Kiev đảo ngược được cuộc chiến, để lợi thế nghiêng về phía ḿnh.
Hơn nữa, ông không muốn Mỹ vạch ra lư do để hợp thức hóa can thiệp tại miền Đông Ukraine hoặc tiến tới kiểm soát không chỉ Mariupol, Kharkiv, Odessa mà c̣n đến tận Kiev và xa hơn nữa.
Berman nhấn mạnh, năm nay là năm kỷ niệm 100 năm Thế chiến I. Nhiều người đă mô tả căng thẳng Mỹ-EU-Nga là biểu hiện của Chiến tranh Lạnh mới. Do đó, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ càng làm gia tăng lo ngại này.
Business Insider nhận định, việc cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev hay không vẫn chưa có câu trả lời rơ ràng. Nhưng chắc chắn rằng hành động đổ thêm vũ khí vào cuộc chiến này chỉ khiến nó trở nên tồi tệ hơn.
Tờ báo cho biết, nếu Mỹ muốn tiếp tục khẳng định vai tṛ lănh đạo của ḿnh trên thế giới, th́ bước cần thiết đầu tiên là hăy bịt miệng "giới diều hâu ở Washington và phe hiếu chiến" tại Kiev.
GDVN