Trung quốc gần đây không ngừng dương oai thể hiện sức mạnh quân sự trước Ấn Độ. Liên tiếp ra cảnh báo và thêm một cảnh báo mới đây dành cho Ấn Độ. Yêu cầu Ấn Độ cần phải thực hiện ngay lập tức tại nơi biên giới tranh chấp vì Bắc Kinh đã sắp hết kiên nhẫn.
Trung Quốc nói rằng “sự kiềm chế của họ có giới hạn” và công bố đoạn phim quân đội Bắc Kinh tập bắn đạn thật ở Tây Tạng, theo AP.
Quân đội Ấn Độ tiến vào khu vực cao nguyên Doklam vào tháng 6 sau khi đồng minh Bhutan lên tiếng về việc Trung Quốc xây dựng một con đường bên trong lãnh thổ của Bhutan.
Bắc Kinh nói cao nguyên Doklam thuộc về lãnh thổ của Tây Tạng và đó việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Bhutan không liên quan đến Ấn Độ. Bắc Kinh yêu cầu Ấn Độ phải đơn phương rút quân khỏi cao nguyên Doklam, trước khi tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào giữa 2 bên.
Hôm thứ Sáu (4/8), Truyền hình Trung ương Trung Quốc chiếu đoạn video cho thấy quân đội nước này tập trận bắn đạn thật ở khu vực Tây Tạng, “trong vài ngày trước”.
Đoạn phim cho thấy một chỉ huy ngồi trên xe và hô “3, 2, 1, bắn” vào điện thoại. Sau đó một tên lửa phóng lên bầu trời. Tiếp theo pháo kích của Trung Quốc bắt đầu nổ súng.
Đây dường như là một kế hoạch gia tăng áp lực lên Ấn Độ, cùng với một loạt phát ngôn mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cũng như truyền thông nhà nước.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Ren Guoqiang, nói hôm 3/8 rằng, các lực lượng quân đội Trung Quốc cho thấy “thiện chí tối đa” khi đối mặt với binh lính Ấn Độ, và “sự kiềm chế cao có giới hạn của nó”.
Ông Ren nói: “Không nước nào nên đánh giá thấp sự tự tin và năng lực của Trung Quốc, cũng như quyết tâm bảo vệ lãnh thổ quốc gia”.
Trung Quốc và Bhutan đã tổ chức đàm phán về tranh chấp lãnh thổ từ những năm 1980 và Bhutan lo ngại việc Bắc Kinh xây đường sẽ ảnh hưởng đến quá trình vẽ lại biên giới 2 nước.
Còn Ấn Độ nói quân đội của họ đang cố gắng buộc Trung Quốc không thay đổi “hiện trạng” và bất cứ cuộc xây dựng nào cũng sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của Ấn Độ”.
Hôm 3/8, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ nói với Quốc hội rằng “Chiến tranh không phải là giải pháp. Kiên nhẫn, bình luận có kiểm soát và ngoại giao có thể giải quyết các vấn đề”.
Các chuyên gia Ấn Độ nói rằng khi Trung Quốc xây dựng con đường, họ có thể tiếp cận đến hành lang biên giới Ấn Độ, và có thể cô lập vùng Đông Bắc Ấn Độ khỏi đất nước này.