Trước làn sóng di cư hàng ngàn người, TT Mỹ Donald Trump đă phải điều hàng trăm binh sĩ tới biên giới Mexico. Họ được phép làm ǵ với đoàn di cư khổng lồ?
Binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ tại biên giới Mỹ - Mexico. Ảnh: Sandy Huffaker.
Lầu Năm Góc ngày 26/10 thông báo Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis đă cho phép triển khai thêm binh sĩ tới biên giới Mỹ - Mexico với số lượng chưa được tiết lộ. Một quan chức quốc pḥng cho biết tới cuối tháng 10 sẽ có ít nhất 800 binh sĩ được triển khai tới khu vực này, CNN đưa tin.
Động thái triển khai binh sĩ tới khu vực biên giới của Mỹ mang thông điệp cứng rắng khi đoàn người di cư khoảng 7.000 người từ Honduras đang băng qua Mexico để đến khu vực biên giới, t́m đường nhập cư trái phép vào Mỹ.
Tuy nhiên, các binh sĩ này chỉ tham gia thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng biên pḥng đang làm việc ở khu vực biên giới, không trực tiếp ra tay với người di cư trái phép.
Các binh sĩ Mỹ sẽ không tiếp xúc trực tiếp với người di cư và nhiều khả năng không tham gia các vụ đụng độ do họ không được phép thực thi quyền hành pháp như cảnh sát hay biên pḥng, căn cứ theo đạo luật Posse Comitatus ra đời cách đây hơn 100 năm. Các đạo luật và quy định khác nêu rơ binh sĩ Mỹ không được phép tham gia các hoạt động như bắt bớ hay lục soát người vượt biên trái phép.
Các binh sĩ Mỹ được triển khai sẽ hỗ trợ biên pḥng lập kế hoạch ngăn chặn người di cư, lắp đặt rào chắn, dùng máy bay để di chuyển các nhân viên biên pḥng đến nơi cần thiết, hỗ trợ y tế như sơ cứu, điều trị và vận chuyển bệnh nhân, thiết lập sở chỉ huy, dựng nhà tạm và cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho lực lượng iên pḥng.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen nói với Fox News ngày 26/10 rằng quân đội Mỹ không có ư định bắn bất cứ ai trong đoàn người di cư đang kéo đến biên giới Mỹ - Mexico, tuy nhiên các sĩ quan của Bộ An ninh Nội địa Mỹ và binh sĩ có quyền nổ súng tự vệ khi bị người vượt biên tấn công.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đến nay vẫn chưa ra chỉ thị cụ thể về quyền hạn của các binh sĩ được triển khai đến biên giới và các thẩm phán Mỹ cũng chưa đưa ra b́nh luận về động thái này.
Therealrtz © VietBF