VBF-Mâu thuẫn giữa Nga và Thổ hiện vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống bởi 2 bên vẫn c̣n đang tranh căi gay gắt việc Thổ cho bắn hạ máy bay của Nga. Quan hệ ngoại giao 2 nước trở nên nghiêm trọng cùng với nó là hàng loạt các dự án sẽ bị hủy bỏ vô thời hạn.Số ống tiền tỷ chỉ có thể được sử dụng cho các dự án tại Biển Đen, do có thiết kế đặc biệt. V́ vậy, giờ Gazprom phải xếp xó chúng cho đến khi căng thẳng Nga - Thổ dịu bớt.
Tin tức báo Vnexpress đăng tải, mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đă xuống cấp trầm trọng sau khi quốc gia Trung Đông bắn rơi máy bay Nga tại biên giới với Syria tuần trước. Ngoài các trừng phạt thương mại lên Thổ Nhĩ Kỳ, Nga c̣n tung bằng chứng khẳng định Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - Tayyip Erdogan liên quan đến hoạt động buôn dầu lậu với tổ chức khủng bố IS.
Hôm qua, Bộ trưởng Năng lượng Nga - Alexander Novak cho biết dự án Turkish Stream - đường ống dự định bơm khí đốt từ Nga sang châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, đă bị ngừng lại. Ngay sau đó, lănh đạo hăng dầu Italy - Eni - một trong những người mua chính của khí đốt qua đường ống này, cũng khẳng định dự án đă thất bại.
Quyết định trên đă khiến đại gia năng lượng Nga - Gazprom chịu thiệt tḥi. Họ đặt hàng ống dẫn khí từ những quốc gia xa xôi như Nhật Bản và Đức cho dự án South Stream dài 2.400km, sau đó lại chuyển số ống này sang Turkish Stream.
Số ống này chỉ có thể được sử dụng cho các dự án tại Biển Đen, do có thiết kế đặc biệt. V́ vậy,giờ Gazprom phải xếp xó chúng cho đến khi căng thẳng Nga - Thổ dịu bớt.
"Những ống này được sản xuất cho môi trường, sức ép và sức chứa đặc biệt. Theo đó, chúng chỉ phù hợp làm đường ống dưới nước tại Biển Đen", Reuters trích lời một nguồn tin trong ngành cho biết.
Dù việc đóng băng Turkish Stream chủ yếu mang tính h́nh thức, v́ dù sao dự án này cũng bị tŕ hoăn nhiều lần và bị nghi ngờ về tính khả thi, ảnh hưởng tài chính của nó lên Gazprom vẫn là có thật.
Valery Nesterov - nhà phân tích tại Sberbank cho biết Gazprom đă chi 12-14 tỷ USD cho dự án Turkish Stream và c̣n từ bỏ dự án South Stream trước đó. South Stream bị hủy năm ngoái trước sự phản đối của Liên minh châu Âu (EU) và căng thẳng Nga - phương Tây gia tăng sau khủng hoảng Ukraine.
Kế hoạch đường ống Nord Stream sang Đức cũng đang bị đặt dấu hỏi, sau khi nhóm 10 chính phủ châu Âu hôm qua thông báo dự án này đi ngược lại lợi ích của EU và có khả năng gây bất ổn cho Ukraine. "Lại một lần nữa, Gazprom ôm một đường ống có thể bị hủy bỏ", Nesterov cho biết.
Báo Dân trí thông tin, trước hết, ông Putin đă chọn giải pháp cấm vận kinh tế. Tuy nhiên, giải pháp này khó thực hiện hiệu quả v́ bản thân kinh tế Nga cũng đang lao đao v́ bị EU trừng phạt. Thêm vào đó, thương mại hai nước chỉ tập trung vào khí đốt của Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ, và đổi lại Nga nhập khẩu hàng chế biến và nông phẩm của nước láng giềng này.
Thế nhưng Ankara cũng không cần mua khí đốt của Moskva v́ đă có nhiều nguồn cung cấp khác trong vùng. Nga cần bán mà Thổ không cần mua và Châu Âu cũng thực hiện chính sách giảm lệ thuộc vào năng lượng của Nga từ khi xảy ra khủng hoảng Ukraina. Vậy th́ cái giá mà Thổ Nhĩ Kỳ phải trả chỉ là các quán ăn, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga gặp khó và làn sóng du khách Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm đi.
Sau trả đũa kinh tế, liệu hai bên có phải sẽ dùng đến vũ lực?
Về khả năng này, chuyên gia Gordadze nhận định: xem ra bởi cả hai bên đều cứng rắn nên khủng hoảng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ mới leo thang. Tuy nhiên, căng thẳng Nga - Thổ khó có thể nghiêm trọng hơn v́ Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của khối Liên minh Bắc Đại Tây dương( NATO), nên dù thế nào chắc chắn Washington cũng không thể để Ankara đơn độc trong cuộc đấu với Moskow.