Truyền hình Mỹ thất bát vì Internet
TV đã trở thành một phần của “văn hóa Mỹ” nhưng khi thu nhập của người dân giảm sút, Internet TV phát triển ngày càng mạnh đã đẩy công nghiệp truyền hình Mỹ vào một tương lai… “đói kém”.
Dấu hiệu sớm
MTV,
Comedy Central và
ESPN là những kênh truyền hình quen thuộc của Jordan Geddis – cựu nữ sinh viên trường đại học Syracuse University (New York – Mỹ). Thậm chí, cô còn coi đó là những phần không thể thiếu trong cuộc đời sinh viên sống ở ký túc xá của mình và giữ lại toàn bộ những hóa đơn trả tiền thuê bao hàng tháng làm kỷ niệm sau khi đã tốt nghiệp. Nhưng giờ đây, cùng với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, cô kỹ sư trẻ của hãng công nghệ
General Dynamics đã quyết định cắt thuê bao truyền hình cáp tại nhà.
Internet TV đang gặm dần miếng bánh của truyền hình trả tiền.
“
Khi đăng ký thuê bao truyền hình cáp, tôi chỉ theo dõi một số kênh nhất định và những kênh còn lại chỉ là thứ “rác rưởi”. Chuyển qua xem truyền hình trên Internet, tôi sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lên tới 70 USD/tháng nhưng quan trọng hơn cả là tôi có thể lọc được những kênh mình thực sự yêu thích”, Geddis cho biết lý do của quyết định này.
Trước “
làn sóng” ngày càng nhiều khách hàng trẻ tuổi quyết định chia tay dịch vụ, ngành công nghiệp truyền hình trả tiền Mỹ đang phải đối mặt với một tương lai vô cùng ảm đạm. Số liệu thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết chỉ riêng trong tháng 5/2011, đã có ít nhất khoảng 1% số hộ gia đình Mỹ quyết định chấm dứt hợp đồng dịch vụ truyền hình đưa tổng số thuê bao của toàn quốc xuống còn khoảng 114,7 triệu. Đây là lần sụt giảm số lượng thuê bao đầu tiên của lĩnh vực truyền hình trả tiền Mỹ kể từ năm 1990. Đặc biệt hơn nữa, sự sụt giảm diễn ra mạnh mẽ nhất ở các “
thành phố đại học” như Boston, Madison, Wiscosin và Austin (bang Texas)… Những khách hàng trẻ tuổi, sinh viên cho biết thay vì tốn tới 75 USD/tháng cho thuê bao truyền hình cáp, họ chỉ cần bỏ ra khoảng 8 USD là có thể xem thoải mái các chương trình tương tự trên Internet.
Jeff Gaspin – cựu chủ tịch của hãng truyền thông giải trí NBC cho rằng thực ra, sự sụt giảm số lượng thuê bao chỉ thực sự bùng phát khi các đài truyền hình Mỹ tăng cước thuê bao. “
Sự sụt giảm thuê bao này cho thấy vấn đề mà ngành công nghiệp truyền hình Mỹ sẽ phải đối mặt là rất lớn”, ông Jeff Gaspin nói.
Theo báo cáo của 6 hãng truyền hình cáp và vệ tinh lớn nhất nước Mỹ thì chỉ riêng trong quý II vừa qua, họ đã mất đi khoảng 580.000 thuê bao – mức sụt giảm lớn nhất lịch sử ngành công nghiệp truyền hình trả tiền Mỹ.
Không thể cưỡng lại
Các nhà phân tích thị trường cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng này là sự ảm đạm của thị trường việc làm và sự tăng cước thuê bao, nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng “
thủ phạm chính” là sự phát triển mạnh mẽ của mô hình truyền hình Internet.
David F. Poltrack – chuyên gia của hãng nghiên cứu CBS lý giải rằng: “
Đối với các khách hàng trẻ tuổi, việc xem một chương trình trên TV và trên màn hình laptop không mấy khác nhau. Thế hệ trẻ ngày càng gắn chặt cuộc sống của mình vào những chiếc máy tính trong khi đó giá bán của những chiếc TV lại khá đắt đỏ đối với họ, chưa kể đến cước thuê bao hàng tháng”.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet Mỹ cũng đã “
đánh hơi” thấy xu hướng này và nhanh chóng quyết định nắm bắt cơ hội. Trong khoảng đầu tháng 9 một loạt các hãng mà điển hình là Hulu (nhà cung cấp dịch vụ truyền hình Internet) đã tung ra những gói ưu đãi vô cùng hấp dẫn như tăng thêm số lượng chương trình, miễn phí đường truyền Internet… cho các khách hàng. Kết quả là chỉ trong vòng nửa tháng, số thuê bao của Hulu đã tăng khoảng 20%.
Để
“bảo vệ nồi cơm”, các nhà đài cũng ngay lập tức có những hành động phản pháo quyết liệt.
Fox News của tập đoàn truyền thông News Corp đã chặn toàn bộ việc xem chương trình của mình trên web trong khoảng 8 ngày sau khi chương trình được phát sóng trừ phi khách hàng xác nhận rằng họ là thuê bao của dịch vụ truyền hình trả tiền. Kênh
ABC của Walt Disney cũng đang cân nhắc áp dụng một biện pháp tương tự. Nhưng một loạt các kênh khác như
ESPN,
CNN hay thậm chí là HBO lại quyết định “
thả cửa” vì họ lo ngại rằng việc chặn khách hàng trên web sẽ chỉ khiến số lượng thuê bao giảm nhanh hơn.
“Họ chẳng cần thiết phải quá lo sợ Internet TV. Khi xem thể thao, khán giả thường thích tụ tập đông bạn bè và xem trên TV. Việc xem qua Internet thường mang lại chất lượng hình ảnh rất kém và khiến khán giả không thỏa mãn”, chuyên gia Poltrack nhận định.
Nhưng dù muốn hay không các nhà đài Mỹ vẫn phải công nhận một thực tế là Internet TV đang gặm dần miếng bánh của họ. Các chương trình miễn phí trên Internet ngày càng nhiều và khách hàng ngày càng thích xem trên laptop hơn là TV. “
Tôi không thể tưởng tượng rằng có ngày nào đó tôi lại “nghiện” truyền hình cáp như xưa”, Geddis khẳng định.
theo vietnamnet