- Bắt đầu từ năm 1929, Tưởng Giới Thạch đă phải mất 7 năm ṛng ră mới dẹp yên được sự chống đối của tập đoàn quân Quảng Tây. Tuy nhiên, ít người biết rằng, trong giây phút quyết định sự thắng thua sống c̣n, Tưởng Giới Thạch đă giải quyết vấn đề bằng một quẻ bói…
1. Sau cuộc nổi dậy chống lại Tưởng Giới Thạch của các tập đoàn quân phiệt lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) kết thúc vào năm 1936, “Nam Việt Vương” Trần Tề Đường, người đứng đầu tập đoàn quân phiệt Quảng Châu và cũng là người khởi xướng cuộc chiến thất bại phải bỏ chạy ra Hồng Kông. Lư Tông Nhân, lănh đạo của tập đoàn quân Quảng Tây lên một chiếc phi cơ nhỏ chạy về Nam Ninh, thủ phủ Quảng Tây.
Cũng từ lúc bấy giờ, trung tâm của “sự biến lưỡng quảng” bắt đầu di chuyển về thủ phủ Quảng Tây. Tuy nhiên, v́ khi đó, Quảng Đông đă bị Tưởng Giới Thạch chiếm gọn nên Quảng Tây trở thành một vùng đất bị cô lập.
Lúc bấy giờ, sau khi suy nghĩ, Tưởng Giới Thạch quyết định ḥa hoăn với quân Quảng Tây. Tưởng cho rằng, nếu như vào lúc đó mà tiếp tục gây chiến với quân Quảng Tây th́ tất sẽ ảnh hưởng lớn tới binh lực phục vụ cho công cuộc “tiễu Cộng” ở vùng Tây Bắc.
V́ vậy, tiếp tục chiến tranh với quân Quảng Tây là hạ sách, chẳng bằng giao cho những người đứng đầu tập đoàn quân Quảng Tây là Lư Tông Nhân và Bạch Tông Hỷ nắm chức trưởng, phó cai quản Quảng Tây là xong.
Nghĩ vậy, Tưởng phái Trương Định Phiên tới Quảng Tây gặp Lư và Bạch. Trương Định Phiên trước đây có quan hệ rất tốt với Lư và Bạch v́ vậy khi được Tưởng sai phái lập tức vui vẻ nhận lời.
Sau khi nhận chỉ thị của Tưởng Giới Thạch ở Lư Sơn, Trương lên đường tới Nam Kinh, trên đường đi qua Nam Xương, Trương được Hùng Thức Huy, chủ tịch tỉnh Giang Tây đón tiếp.
Trong buổi đón tiếp, Hùng Thức Huy nói rằng ḿnh không đồng t́nh với cách giải quyết của Tưởng Giới Thạch, cho rằng đây là thời cơ ngàn năm có một để giải quyết Lư, Bạch và quân Quảng Tây.
V́ thế, Hùng Thức Huy đề nghị Trương Định Phiên tạm thời lưu lại ở Nam Xương c̣n ḿnh th́ lập tực khởi hành tới Lô Sơn để tŕnh bày kiến nghị của ḿnh với Tưởng Giới Thạch.
Hùng Thức Huy nói với Tưởng: “Quân Nhật tuy hung hăng nhưng vẫn có thể ḥa hoăn được. Cho dù là nhường đất Hoa Bắc cho người Nhật th́ tương lai vẫn có thể lợi dụng quân Anh và Mỹ tính sổ với chúng.
Hơn nữa, có thể mượn dao giết người, để cho bọn người Nhật tiêu diệt quân đảng Cộng sản. Duy chỉ có bọn Lư, Bạch là cái họa rất đáng lo, không nhân cơ hội này diệt chúng đi c̣n đợi tới lúc nào? Lúc này chỉ cần điều binh lực lớn tới khiến Lư, Bạch sợ uy thế của ta th́ mới có thể tiêu diệt quyền lực của Lư và Bạch”.
Tưởng Giới Thạch nghe xong cho rằng kiến nghị của Hùng Thức Huy nói rất đúng v́ vậy quyết định thay đổi chủ ư ban đầu.
Ngày 25/7, Tưởng Giới Thạch lấy danh nghĩa Chinh phủ Quốc dân miễn nhiệm chức vụ chính phó chủ nhiệm của phủ b́nh định Quảng Tây của Lư và Bạch, sau đó điều Lư Tông Nhân về trung khu, lệnh cho Bạch Tông Hỷ ra nước ngoài. Để thay thế cho Lư và Bạch, Tưởng phái Hoàng Thiệu Hồng, chủ tịch tỉnh Chiết Giang tới đảm nhiệm chức chủ nhiệm b́nh định Quảng Tây. Mặt khác, Tưởng điều động một lực lượng lớn quân đội tới trấn áp Quảng Tây.
Lư Tông Nhân và Bạch Tông Hỷ thấy Trần Thành tập trung quân chủ lực ở Quảng Châu rồi ven theo Tây Giang hướng thẳng về phía Quảng Tây, Cố Chúc Đồng cũng chỉ huy Dương Ân Bá, Tiết Khâu từ Quư Châu kéo tới Quế Bắc, Từ Hán Mưu từ Cao Châu kéo tới Quế Nam, Hà Kiến th́ từ Hoài Nam kéo tới uy hiếp Quế Lâm, trong một lúc đại quân ùn ùn kéo tới Quảng Tây.
Lư và Bạch bắt đầu thấy lo lắng. Cả hai biết rằng, hành động này của Tưởng hoàn toàn không phải là dấu hiệu của sự ḥa hoăn v́ vậy Lư và Bạch gấp rút chuẩn bị binh lực đối phó.
Ngày 26/7, Lư và Bạch gọi điện mời Lư Tề Thâm ở Ngô Châu cũng như tất cả những phần tử chống Nhật phản Tưởng tới Nam Ninh để hội đàm, tăng cường sự chuẩn bị về mặt quân sự chống lại đại quân của Tưởng Giới Thạch.
Sau khi công hàm được phát đi, các phái liên tục cử người tới Quảng Tây. Dân đoàn cũng như học sinh tại Quảng Tây cũng được động viên h́nh thành một phong trào kháng Nhật sôi nổi. Tất cả đều tuyên thệ sẽ ủng hộ Lư và Bạch cho tới chết, không đội trời chung với Tưởng Giới Thạch.
Tưởng Giới Thạch
2. Trong thời điểm cả hai phe đều sôi sục, chiến tranh sắp sửa xảy ra th́ Lư và Bạch quyết định sẽ “tiên lễ hậu binh”, đánh điện chỉ trích hành vi của Tưởng Giới Thạch. Trên thực tế, vào thời điểm đó, cả Tưởng Giới Thạch lẫn quân Quảng Tây đều sợ chiến tranh sẽ xảy ra song cả hai bên đều sỹ diện nên không dám nói ra.
Những tay chân của Tưởng như Hùng Thức Huy nghĩ rằng sau khi đánh bại Trần Tề Đường, Tưởng Giới Thạch sẽ nhân cơ hội tiêu diệt luôn Lư Tông Nhân và Bạch Tông Hỷ. V́ vậy, để lấy ḷng chủ nhân, chúng mới đưa ra kiến nghị chủ chiến.
Lúc bấy giờ, Tŕnh Tiềm, Tham mưu trưởng của quân ủy Quốc dân đảng trước sau đều kiên quyết chủ ḥa. Tŕnh Tiềm từ Nam Kinh gọi điện cho Lưu Phỉ, hỏi xem quân Quảng Tây có ư chủ ḥa hay không. Lưu Phỉ sau đó gọi điện lại cho Tŕnh nói rằng “dĩ ḥa vi quư”, đồng thời hẹn cùng với Tŕnh chia nhau thuyết phục lănh đạo hai bên giảng ḥa.
Sau đó, Tŕnh Tiềm kéo thêm được một đồng minh là Hà Ứng Khâm rồi cả hai cùng gọi điện cho Tưởng Giới Thạch khuyên Tưởng chủ ḥa. Thực tế lức đó Tưởng cũng biết rằng nếu chiến tranh xảy ra th́ sẽ không thu lại được nữa.
Hơn nữa, việc phái đặc vụ tới Quảng Tây mua chuộc quan binh của quân Quảng Tây đă trải qua nhiều khó khăn gian khổ, tinh thần đoàn kết rất cao, thành ra đến một tiểu đoàn trưởng cũng không mua chuộc được.
Hoàng Thiệu Hồng được Tưởng phái tới làm chủ nhiệm b́nh định Quảng Tây lại là chỗ quen biết cũ với Lư và Bạch v́ vậy không những không toàn tâm toàn sức với Tưởng mà cũng không thực hiện kế ly gián quân Quảng Tây như ư định ban đầu của Tưởng.
Tưởng thấy t́nh h́nh ngày một xấu đi như vậy cũng dần từ bỏ ư định dùng vũ lực để giải quyết. Đúng lúc đó th́ Phùng Ngọc Tường từ Nam Kinh tới Lư Sơn gặp Tưởng, khuyên Tưởng đừng v́ lợi riêng mà làm tổn hại nguyên khí quốc gia.
Cũng chính thời diểm này, Tŕnh Tiềm và Hà Ứng Khâm gọi điện tới Lư Sơn. Cả hai người cũng khuyên Tưởng Giới Thạch “dĩ ḥa vi thượng sách”.
Trong thời điểm cần đưa ra quyết định cuối cùng, Tưởng rất dao động, không biết ḥa hay chiến. Cuối cùng, Tưởng Giới Thạch đă chọn phương pháp gieo quẻ để quyết định. Tưởng Giới Thạch rửa tay thật sạch sau đó lẩm nhẩm cầu khấn thần linh tiếp đó lấy từ trong túi ra 6 đồng xu tung lên cao.
Sau khi cả 6 đồng xu đều rơi xuống, xem lại th́ là quẻ thứ 1, lời giải của quẻ viết rằng: “Quái trung hào tượng như thôi ma, Thuận chi vi phúc phản vi họa, Tâm trung hữu sự nghi tŕ tŕ, Phàm sự đương do ḥa trung lạc”.
Tưởng Giới Thạch xem song quẻ này, biết rơ ư trời là chủ ḥa hay chủ chiến, nên hạ quyết tâm lấy ḥa hoăn để giải quyết Quảng Tây. Sau khi hạ quyết tâm, Tưởng lập tức phái Tŕnh Tiềm tới Quảng Châu, đồng thời nói rằng, tự ḿnh cũng sẽ tới Quảng Châu trong một hai ngày tới.
Ngay sau đó, Tŕnh Tiềm và thuộc hạ là Đường Tinh lên đường tới Quảng Châu. Sau khi Tŕnh Tiềm tới Quảng Châu đă đánh điện mời Lưu Phỉ tới găp mặt.
Ngày 11/8, Lưu Phỉ tới Quảng Châu. Cùng ngày hôm đó Tưởng Giới Thạch cũng từ Lư Sơn tới Quảng Châu, nghe nói Lưu Phỉ đang có mặt tại đó, lập tức cho gọi tới gặp mặt.
Lưu Phỉ vừa đặt chân tới Quảng Châu, chén trà vừa nâng lên miệng th́ có người báo Tưởng Giới Thạch gọi ḿnh vào gặp mặt, trong bụng Lưu nghĩ: “Tưởng vội vă đ̣i gặp ḿnh như vậy, chín phần mười là có ư chủ ḥa”.
Suy đoán của Lưu Phỉ quả nhiên không sai. Tưởng Giới Thạch vừa nh́n thấy mặt của Lưu Phỉ đă gọi tên tự của Lưu hỏi: “Vi Chương, quân Quảng Tây nhất định đánh phải không?”.
Lưu Phỉ trả lời: “Vấn đề rất đơn giản. Quảng Tây muốn kháng Nhật nhưng không thể tự ḿnh kháng Nhật, muốn cả nước cùng nhau kháng Nhật v́ vậy muốn Ủy viên trưởng lănh đạo công cuộc kháng Nhật”.
Tưởng Giới Thạch đáp: “Ta nhất định sẽ chống Nhật nhưng bọn thổ phỉ vẫn c̣n đang làm loạn ngay trong nước th́ việc kháng Nhật có thể làm được không. Thêm nữa, muốn kháng Nhật th́ phải có sự chuẩn bị”.
Lưu Phỉ đáp: “Quân Quảng Tây cho rằng, chỉ cần không phải quân ḿnh đánh quân ḿnh, chỉ cần thời gian chuẩn bị không phải là vô hạn định th́ Lưu mỗ nhất định sẽ dùng ba tấc lưỡi của ḿnh thuyết phục quân Quảng Tây cho bằng được”. Tưởng Giới Thạch gật đầu liền hai cái rồi nói: “Được rồi. Ông hăy quay về thương lượng với bọn Đức, Lân xem họ có yêu cầu ǵ không”.
Ngày hôm sau, Lưu Phỉ lên đường bay về Quảng Tây báo cáo lại với Lư và Bạch ư định của Tưởng, nói rằng Tưởng có ư chủ ḥa.
Lư và Bạch đương nhiên không muốn động chuyện đao binh với Tưởng Giới Thạch, song cũng sợ rằng đó là kế hoăn binh của Tưởng Giới Thạch. V́ vây, Lư và Bạch ra lệnh cho Lưu Phỉ đánh điện cho Tŕnh Tiềm, mong Tŕnh thăm ḍ ư định thực sự của Tưởng.
Để yên ḷng Lư và Bạch, Tŕnh Tiềm phái thuộc hạ của ḿnh là Đường Tinh tới Quảng Tây nói rằng chủ ḥa là thực.
Lúc này Trần Thành phái Hương Hàn Bính, Từ Hán Mưu phái Trịnh Thế Tăng tới Nam Ninh đàm phán ḥa b́nh nhưng thực tế là muốn thăm ḍ ư định của quân Quảng Tây. Hoàng Thiệu Hồng cũng phái người tới Nam Ninh bàn chuyện ḥa giải.
Lư và Bạch nhiều lần qua lại với Tưởng, biết rất rơ con người Tưởng trở mặt như trở bàn tay v́ vậy không dám tin hoàn toàn vào ư định chủ ḥa của Tưởng. Tuy nhiên, cả hai đều cố gắng để hai bên không động tới binh đao.
V́ thế, Lư và Bạch đă viết 5 yêu cầu đưa cho Lưu Phỉ tới Quảng Châu gặp Tưởng để thảo luận chuyện giảng ḥa. Tuy nhiên, sau khi Lưu Phỉ lên đường, Lư và Bạch vẫn tích cực chuẩn bị chiến tranh, tiến hành các hoạt động chống lại Tưởng.
Lư Tông Nhân
Ngày 22/8, nhân sĩ các giới ở Quảng Tây tổ chức buổi lễ chào mừng Lư Tề Thâm, Thái Đ́nh Khải, Lưu Lô Ẩn và đại biểu kháng Nhật phản Tưởng từ khắp cả nước. Đại hội nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt, khí thế kháng Nhật phản Tưởng lại một lần nữa lên cao.
Tới ngày 24/8, Lư Tông Nhân và Bạch Tông Hỷ mời Lư Tề Thâm, Lưu Lô Ẩn, Thái Đ́nh Khải,… mở một cuộc hội nghị bàn chuyện thành lập một chính phủ kháng Nhật, tạm thời có thể gọi là Ủy ban Dân quốc cứu quốc của Trung Hoa dân quốc hoặc Chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
Đồng thời đánh điện cho Trương Học Lương và Lưu Hoài trưng cầu ư kiến của hai người này. Sau khi hội nghị kết thúc, Thái Đ́nh Khải đem toàn bộ binh lính của lộ quân 19 lập thành một sư đoàn đặt doanh trại và hoạt động tại phía Nam Quảng Tây.
3. Tưởng Giới Thạch nghe nói quân Quảng Tây đang tích cực chuẩn bị cho chiến tranh th́ rất lo sợ hai bên sẽ khó tránh khỏi chuyện binh đao v́ thế càng vội vàng bàn chuyện giảng ḥa với quân Quảng Tây.
Vừa lúc Lưu Phỉ tới Quảng Đông, Tưởng Giới Thạch lập tức cho gọi Lưu tới gặp. Khi đó, Tưởng đang ở tại Hoàng Phố, lúc Lưu ngồi xe tới bến phà gần nơi ở của Tưởng th́ Tưởng đă ngồi trong pḥng đợi.
Nh́n từ xa Lưu đă thấy Tưởng mặc một bộ áo lụa dài, tay cầm một chiếc quạt trắng. Chiếc xe vừa dừng lại, Tưởng Giới Thạch đă bước vội xuống dưới bậc thềm, băng qua băi cỏ nghênh tiếp.
Lưu Phỉ nh́n thấy Tưởng Giới Thạch nhiệt t́nh như vậy càng tin chắc rằng Tưởng Giới Thạch thực sự có ư chủ ḥa nên mới vội vàng vồ vập với ḿnh như vậy. Lưu Phỉ đoán không sai. Ban đầu, những thuộc hạ thân tín của Tưởng đều đoán rằng Tưởng có ư muốn tiêu diệt Lư và Bạch v́ vậy mới liên tục kiến nghị Tưởng đánh Lư và Bạch.
Trong khi đó, Tưởng cũng v́ sĩ diện nên không thể tự hạ thấp ḿnh để cầu ḥa với bọn Lư và Bạch. Chính v́ vậy, Tưởng rất cần một người đứng giữa để dàn xếp mọi chuyện giữa hai bên và Lưu Phỉ chính là một người như vậy.
Sau khi Lưu chuyển toàn bộ lời của Lư và Bạch cho Tưởng nghe c̣n nói thêm: “Quảng Tây muốn sĩ diện vậy trung ương hăy cho họ chút sĩ diện đi vậy?”.
Tưởng gật đầu nói: “Được, bắt ta thiệt tḥi một chút ta đồng ư. Với địa vị của ta th́ chịu thiệt một chút cũng chẳng sao, chẳng qua là mất một chút sự tín nhiệm của quốc dân mà thôi. Nhưng họ th́ khác. Để bảo toàn cho sự nghiệp chính trị của họ, ta cũng không thể bắt họ phải chịu thiệt tḥi”.
Dường như cảm thấy chưa được rơ ư, Tưởng tiếp lời nói: “Cứ làm theo những ǵ Đức Lân và Kiến Sinh yêu cầu. Ông trở về hăy nói cho họ hay để họ hiểu được sự khổ tâm của trung ương”.
Sau khi Lưu Phỉ trở về Quảng Tây, Tưởng Giới Thạch lập tức phái Cư Chính, Tŕnh Tiềm, Chu Bồi Đức đi Quảng Tây để thực hiện công việc đàm phán ḥa b́nh.
Ngày 30/8 ba người tới Quảng Châu mang theo bức thư gửi Lư và Bạch do chính tay Tưởng Giới Thạch viết. Khi Lư Tề Thâm nghe tin ba người Cư, Tŕnh và Chu tới Quảng Châu đă nói với Lư Tông Nhân: “Tưởng Giới Thạch nói nhưng không giữ lời đừng để bị hắn lừa”.
Trong thời gian các thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch tới đàm phán với quân Quảng Tây, các phe phái trước đây đă tới Quảng Tây với mục đích liên hiệp chống lại Tưởng Giới Thạch vô cùng phẫn nộ. Họ tự đứng ra thành lập một chính phủ riêng đồng thời bầu Lư Tề Thâm làm chủ tịch.
Sau hai cuộc tổng động viên chống Nhật phản Tưởng rầm rộ, toàn bộ tỉnh Quảng Tây với hơn 100 ngàn quân hừng hực khí thế, sẵn sàng đợi lệnh để ra mặt trận nay bị hẫng v́ cuộc đàm phán ḥa b́nh.
Người dân trong tỉnh Quảng Tây mà đặc biệt là thanh niên cũng sôi sùng khí thế phản đối cuộc đàm phán nghị ḥa giữa những người cầm đầu là Lư Tông Nhân và Bạch Tông Hỷ với Tưởng Giới Thạch.
Tất cả đều cho rằng, Tưởng Giới Thạch đầu hàng quân Nhật, làm sỉ nhục quốc thể. Quân và dân Quảng Tây theo Tưởng kháng Nhật th́ lại bị Tưởng kéo vào công cuộc “tiễu cộng” (tiêu diệt Cộng sản) thành ra quân và dân Quảng Tây đều cho rằng, Tưởng chỉ tàn nhẫn với những người trong nước nhưng lại nhũn như chi chi trước thế lực ngoại xâm.
Chính v́ vậy họ ngàn vạn lần không thể chấp nhận một người như vậy tiếp tục lănh đạo họ. V́ vậy, cả quân đội và dân chúng Quảng Tây đều mong muốn một trận sống mái giữa tập đoàn quân Quảng Tây với quân đội trung ương mà kẻ đứng đầu chính là Tưởng Giới Thạch.
Nhận thấy rất rơ điều này, những phe phái chống đối Tưởng Giới Thạch đă lợi dụng thái độ phẫn nộ của dân chúng Quảng Tây để tăng sức ép đối với Lư Tông Nhân và Bạch Tông Hỷ, muốn họ quyết tâm chủ chiến. Mục đích của những phe phái này cũng là một trận chiến sống chết, lưỡng bại câu thương giữa quân Quảng Tây và Tưởng Giới Thạch. Nếu chiến tranh xảy ra, những người có lợi nhất đương nhiên là họ.
Tuy nhiên, cuộc đàm phán ḥa b́nh sắp được tiến hành có thể khiến những mục đích của họ tan thành bong bóng.
Chính v́ thế sau khi Cư Chính, Tŕnh Tiềm và Chu Bồi Đức tới Quảng Tây để thực hiện cuộc đàm phán, những người phản đối Tưởng Giới Thạch đă cùng nhau mang tờ yêu sách của họ tới cuộc hội đàm đưa cho ba người Cư, Tŕnh và Chu đồng thời trước mặt cả hai phe, họ chửi mắng Tưởng Giới Thạch một cách thậm tệ.
Những người dân ở Hợp Phố, Bắc Hải c̣n tổ chức nhiều cuộc biểu t́nh chống Nhật để thị uy, nhiều thương nhân Nhật Bản đă bị những người dân nơi đây đánh đập vô cớ cho tới chết. Lư Tề Thâm, Thái Đ́nh Khải cũng liên tục ra mặt để gây sức ép.
Cả ba người Cư Chính, Tŕnh Tiềm và Chu Bồi Đức đều cho rằng t́nh h́nh căng thẳng đang diễn ra thực chất chỉ là tṛ diễn của bọn Lư Tông Nhân và Bạch Tông Hỷ bày ra để dọa họ.
Tŕnh Tiềm vốn là người thẳng tính, thấy vậy th́ tức giận vô cùng, chỉ bọn Lư và Bạch nói: “Các ông chào mời chúng tôi tới chúng tôi mới tới giờ lại cổ động người tới chửi mắng phản đối chúng tôi là v́ sao?”.
Cư Chính th́ tức giận tới mức không thèm nói ǵ cả, một mực đ̣i bỏ đi. Chu Bồi Đức cũng không thể nhẫn nhịn nói với Lư và Bạch: “Tôi tự tin rằng ḿnh là một người biết nhẫn nhịn, thế nhưng lần này khiến tôi tức tới mức không thể nuốt trôi được!”.
Trước nguy cơ tan vỡ của cuộc đàm phán, Lư Tông Nhân và Bạch Tông Hỷ vội vàng thanh minh, t́m mọi cách giữ chân Cư, Tŕnh và Chu mới giúp cuộc đám phán được duy tŕ.
Tới 1 giờ chiều ngày 4/9, ba người Tŕnh, Cư, Chu trở Quảng Đông, Lư và Bạch phái Lưu Phỉ đi theo.
Ngày 5/9, Tưởng Giới Thạch cùng với Cư Chính, Tŕnh Tiềm, Chu Bồi Đức, Trần Thành và Hoàng Thiệu Hồng bàn bạc để giải quyết chuyện Quảng Tây. Sau khi thảo luận, cuối cùng Tưởng Giới Thạch quyết định: Rút quân, phục chức cũ cho Lư và Bạch.
Ngày 6/9, Chính phủ Quốc dân Nam Kinh ra mệnh lệnh: Phái Lư Tông Nhân đảm nhiệm chức Chủ nhiệm b́nh định Quảng Tây, Bạch Tông Hỷ đảm nhiệm chức Ủy viên thường vụ Quân ủy, Hoàng Thiệu Hông vẫn tiếp tục giữ chức chủ tịch Chiết Giang.
Ngày 14/9, Lư và Bạch trước khi nhậm chức cũng phát biểu bức điện ḥa b́nh, khẳng định sẽ tuẩn thủ mệnh lệnh và sự lănh đạo của trung ương.
Ngày 17/9, Lư Tông Nhân cùng Tŕnh Tiềm, Hoàng Thiệu Hồng, Lưu Phỉ tới Quảng Châu. Lư Tông Nhân vốn định ngày hôm sau sẽ đi Hoàng Phố gặp Tưởng Giới Thạch không ngờ buổi sáng hôm đó Tưởng đă tự thân tới gặp Lư.
Sau khi bắt tay, hai người cùng nhau vào pḥng hàn huyên hồi lâu. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1929, sau khi cuộc chiến tranh giữa Tưởng Giới Thạch và quân Quảng Tây nổ ra, Lư và Tưởng gặp nhau.
Đó cũng là cuộc gặp kết thúc cuộc đối đầu giữa Tưởng và quân Quảng Tây. Nhiều người nói rằng có được kết cục này có một phần đóng góp quan trọng của quẻ bói của Tưởng Giới Thạch.
Hải Phong
theo PNTD