Có con riêng, muốn khai sinh cho đứa trẻ vô tội nhưng những người đàn ông "trót" ngoại t́nh "giở đi mắc núi giở lại mắc sông" khi ngoài thủ tục chung, vẫn c̣n những UBND cấp xă, phường đ̣i hỏi phải có sự đồng ư... của vợ hợp pháp.
Muốn khai sinh, phải... báo cáo vợ
Kết hôn lần đầu năm 24 tuổi, cái tuổi không c̣n quá trẻ nhưng hôn nhân đối với chị Nguyễn Minh T. ở Từ Liêm, Hà Nội vẫn thực sự là "cuộc thử thách đầy nghiệt ngă" như cách chị nói.
Chồng chị vốn là người đàn ông gia trưởng, lại mắc bệnh ghen tuông thái quá khiến cuộc sống vợ chồng trở nên ngột ngạt. Thêm nữa, gia đ́nh chồng chị là những người buôn bán lam lũ, thức khuya dậy sớm nên họ không chịu nổi cảnh con dâu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, ăn trắng mặc trơn, việc nhà không "mó máy". Sau 5 năm chung sống, hai người chia tay, chị T. nhận phần nuôi bé gái khi đó mới hơn 3 tuổi.
Cuộc sống cứ thế trôi đi cho đến một ngày, chị T gặp anh Hoàng Minh C. Anh C người miền Trung nhưng lập nghiệp ở Hà Nội đă lâu, làm cố vấn cho một tổ chức kinh tế của nước ngoài tại Việt Nam. Dù đă yên bề gia thất với vợ đẹp con ngoan nhưng trước chị T, anh C. vẫn "say như điếu đổ", dẫn đến việc chị T. có mang. Khi cháu bé được 2 tháng tuổi, anh chị dẫn nhau ra UBND phường xin làm thủ tục đăng kư khai sinh.
Tuy nhiên, tại đây, khi biết quan hệ của anh C, chị T là quan hệ ngoài hôn nhân, cán bộ phường đă yêu cầu anh C phải có văn bản về sự đồng ư của người vợ hợp pháp. Đă "ăn vụng", nay lại phải báo cáo vợ, chẳng khác nào "lạy ông tôi ở bụi này". Năn nỉ không được, anh C đành "treo" việc đăng kư khai sinh cho bé để chờ khi chị T nhập khẩu về nhà bà ngoại cháu ở quê, xem việc đăng kư có... dễ hơn không.
Hiện nay, mặc dù pháp luật quy định “mọi trẻ em sinh ra đều phải được đăng kư khai sinh”, trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được đối xử b́nh đẳng như nhau khi đi đăng kư khai sinh, và cán bộ tư pháp hộ tịch không phép được gặng hỏi hay t́m hiểu về hoàn cảnh ra đời của đưa trẻ, tuy nhiên, thực tế, nơi này, nơi khác vẫn đ̣i hỏi những thủ tục... ngoài quy định, như trường hợp của anh C. nói trên.
Đ̣i hỏi thêm là phạm luật
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Xuân Phương cho biết: Hà Nội cũng từng xảy ra những trường hợp cán bộ "đ̣i hỏi" thêm văn bản có sự đồng ư của người vợ hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó Sở Tư pháp đă có văn bản "cấm tuyệt đối" v́ đó là yêu cầu trái pháp luật. "Nếu đ̣i hỏi thêm chắc chắn là do vấn đề về nhận thức và cơ quan quản lư sẽ chấn chỉnh nghiêm những trường hợp này", ông Phương nói.
Tuy nhiên, một vấn đề khác đặt ra là nếu cứ để các ông chồng "vô tư" đứng tên trong giấy khai sinh của trẻ như vậy sau này xảy ra tranh chấp (ví dụ tài sản thừa kế) th́ sẽ giải quyết ra sao?. Hay đơn giản việc các ông chồng "ăn vụng" dẫn đến có con "ngoài luồng" sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, cũng như cuộc sống gia đ́nh của những người vợ hợp pháp.
Lư giải vấn đề này, Giám đốc Sở Tư pháp Thái Nguyên Nguyễn Hùng Tráng khẳng định: "Việc nhận con cũng như làm đăng kư khai sinh cho trẻ là v́ quyền lợi của trẻ chứ không phải của cha hay mẹ chúng. C̣n nếu v́ sợ tranh chấp tài sản thừa kế sau này, người vợ có thể đề nghị Ṭa án phân chia tài sản, và đó là một quan hệ dân sự khác".
Ông Tráng cũng cho biết, thực tế khi giải quyết những trường hợp tương tự, nhiều chính quyền cơ sở cũng lầm tưởng việc ghi tên trẻ vào giấy khai sinh là công nhận hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, đó chỉ là quan hệ cha con được xác định trong giấy khai sinh chứ không phải quan hệ vợ chồng (phải được thiết lập bằng giấy đăng kư kết hôn).
Tuy nhiên, dưới góc nh́n một Luật sư, bà Nguyễn Thị Minh Châu, Trưởng Văn pḥng Luật sư Bảo Châu và cộng sự cho rằng, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ḿnh và gia đ́nh, các bà vợ trong hôn nhân có thể yêu cầu chính quyền cơ sở, cơ quan, đoàn thể... can thiệp v́ hành vi của các ông chồng đă vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đ́nh, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là xử lư h́nh sự. Tuy nhiên, những việc này không liên quan đến việc nhận cha con và đứng tên cha trong giấy khai sinh của trẻ.
Như vậy, vấn đề ở đây chính là việc chấp hành pháp luật. Ngoài nhận thức đúng, đầy đủ về công tác đăng kư khai sinh th́ cần tránh tâm lư lo ngại "bị kiện". Các cơ quan quản lư, chính quyền địa phương cũng cần siết chặt công tác kiểm tra, thanh tra, tránh việc "đẻ" ra những thủ tục gây phiền hà, khó dễ cho người dân.
Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, th́ phần ghi về người cha trong sổ đăng kư khai sinh và Giấy khai sinh để trống.
Nếu vào thời điểm đăng kư khai sinh có người nhận con, th́ Ủy ban nhân dân cấp xă kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng kư khai sinh.
(Khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/CP về đăng kư và quản lư hộ tịch)
|
Huy Hoàng