Thật nghịch lư! Người Việt Nam ủng hộ Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam. V́ đồng tiền mà một số ngư dân Thanh Hóa bất chấp tất cả để phục vụ các ông chủ Tàu ngang nhiên xâm chiếm Biển Đông?.
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên pḥng tỉnh Thanh Hóa số lượng ngư dân Việt Nam đang lên tới hơn 1.500 người chứ không phải là chỉ 162 người như Sở NNPTNT tỉnh báo cáo.
Trước đó, theo con số báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa số ngư dân đang làm “chui” cho tàu cá Trung Quốc là 162 người báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên pḥng tỉnh Thanh Hóa lại thấy t́nh trạng nghiêm trọng hơn.
Theo khảo sát của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên pḥng tỉnh Thanh Hóa, những lao động sang Trung Quốc làm việc “chui” với mức lương trên bờ là 4-6 triệu đồng/tháng, lương đánh bắt cá là 8-10 triệu/tháng.
Ra đi với nhu cầu t́m mức lương cao hơn, những ngư dân sẽ chấp nhận rủi ro thỏa thuận suông với chủ từ chế độ tiền công. Không chỉ bị o ép nhiều người lao động đă bỏ mạng nơi xứ người. Theo thống kê, năm 2012, có 5 lao động Việt Nam sang Trung Quốc làm việc “chui” bị tử nạn, trong đó có 3 người chết trên biển do đắm tàu, 1 người chết do đột tử và 1 người chết do bị dân Trung Quốc đánh.
Hiện nay, thực trạng người dân sang làm việc “chui” cho các tàu cá Trung Quốc vẫn khá phổ biến. Sở NNPTNT báo cáo, Tổng cục Thủy sản khẳng định, việc người lao động sang Trung Quốc làm việc “chui” là hành vi bất hợp pháp, vi phạm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để ngăn chặn t́nh trạng này là vô cùng khó khăn. Ngoài việc việc gửi công văn đến 6 huyện, thị ven biển yêu cầu ngăn chặn việc ngư dân làm cho các chủ tàu cá Trung Quốc, biện pháp chủ yếu vẫn là tuyên truyền, kêu gọi.
Nhưng làm sao người dân có thể nghe theo những lời kêu gọi khi tại quê nhà, họ không thể kiếm một công việc trả đúng với sức lao động và miếng cơm manh áo vẫn đè nặng lên họ từng ngày. Được biết, hiện nay UBND tỉnh đang giao cho Sở Lao động TBXH phối hợp với các đơn vị liên quan đưa ra giải pháp nhằm thu hút các doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh tại các huyện ven biển nhằm thu hút lực lượng lao động nhưng đây giải pháp này vẫn chỉ trên giấy. Vậy là tại Thanh Hóa vẫn tồn tại một nghịch lư, lao động Trung Quốc coi thường pháp luật, phá phách làng quê, lao động Việt Nam bán sức lao động phi pháp cho người Trung Quốc. Sự thật cay đắng này vẫn diễn ra hàng ngày và không thể tháo gỡ bằng những lời hô hào suông.
Đại tá Lê Minh Chương - Trưởng pḥng trinh sát Bộ chỉ huy Bộ đội biên pḥng tỉnh (BĐBP) - cho biết ngăn chặn t́nh trạng lao động sang Trung Quốc đi làm tự do gặp rất nhiều khó khăn. Bởi đa phần, người lao động sang bên kia biên giới đều không báo cáo chính quyền địa phương. Cũng theo đại tá Chương th́ việc người dân ven biển đi làm thuê cho các tàu cá Trung Quốc cũng như làm việc cho các doanh nghiệp trên đất liền đơn thuần chỉ là v́ cuộc sống mưu sinh. V́ không chỉ có BĐBP mà ngay cả lực lượng chức năng của Trung Quốc cũng truy lùng gắt gao những lao động nhập cư bất hợp pháp.
Nguồn: Như Quỳnh/ NLD