Ṭa án ở Mỹ đă chấp nhận xét xử việc thân nhân của một vài gia đ́nh người gốc Do Thái kiện nhà nước Đức về sở hữu một số báu vật rất đặc biệt cả về giá trị tôn giáo lẫn lịch sử. Việc xét xử và phán quyết chắc chắn sẽ rất phức tạp và khó khăn bởi bản chất vụ việc không chỉ đơn thuần có pháp lư mà c̣n có thể tạo tiền lệ về chính trị cũng như pháp lư và liên quan đến một thời kỳ lịch sử tuy đă qua từ lâu những vẫn c̣n rất nhạy cảm về đối nội ở nước Đức là thời kỳ nhà nước Đức quốc xă.
Số báu vật này đều là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng vàng, bạc hoặc vàng mạ bạc theo chủ đề tôn giáo từ thế kỷ 14 và 15. Lúc đầu, nó thuộc về một nhà thờ thiên chúa giáo ở Đức, về sau được một ông hoàng mua lại. Trong thế kỷ 19, gia đ́nh ông hoàng này thất thế cả về chính trị lẫn tiền bạc nên phải bán chúng đi và được nhiều cá nhân mua lại, trong số đó có một số thương gia giàu có người do thái ở nước Đức. Thời Đảng Quốc xă phát xít trị v́ nước Đức, chính quyền phát xít tịch thu tài sản của người Do Thái hoặc ép buộc họ bán tài sản giá trị cho chính quyền với giá thấp hơn giá trị thực sự của nó trên thị trường. Số báu vật nói trên chuyển từ sở hữu tư nhân sang sở hữu của nhà nước. Nhà nước Tây Đức thành lập sau chiến tranh thế giới thứ 2 sở hữu chúng từ đó đến nay. Bây giờ, nhà nước này bị kiện và yêu cầu trả lại số báu vật mà hậu duệ của các gia đ́nh Do Thái kia cho rằng đă bị chính quyền quốc xă cướp đi.
Cái khó xử của ṭa ở Mỹ là xử thẳng thừng và khách quan th́ bất lợi cho nhà nước Đức và tạo tiền lệ cho hàng loạt vụ kiện tụng tương tự. Cái khó xử của nước Đức là cho tới nay vẫn tỏ ra rất mạnh tay trong việc tương tự nhưng bên bị là tư nhân ở nước Đức. Cho nên nhiều khả năng toà ở Mỹ và nhà nước Đức sẽ ké dài vụ xét xử để rồi làm cho tất cả hoá bùn hoặc dàn xếp bên ngoài toà án.
VietSN© Sưu tập