Sau phán quyết của PCA, Mỹ đă khuyên Trung Quốc nên nghe theo phán phán quyết này và tuân thủ luật pháp quốc tế. Ngày 13/7, Trung Quốc đă phản ứng với lời khuyên này. Cũng không có ǵ ngạc nhiên khi Trung Quốc tiếp tục phớt lờ lời khuyên này của Mỹ.
Trong bối cảnh phải đối mặt với phán quyết bất lợi từ ṭa án quốc tế về những tuyên bố chủ quyền (sai trái) của ḿnh trên Biển Đông, Trung Quốc tuần trước đă được Mỹ "tư vấn" thực hiện theo cách làm của Ấn Độ trong giải quyết hàng hàng hải với Bangladesh hồi năm 2014.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng.
Cũng giống với trường hợp của Bắc Kinh, hai năm trước, Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) đă đưa ra phán quyết chống lại Ấn Độ và ủng hộ Bangladesh trong một vụ tranh chấp hàng hải kéo dài hơn 40 năm giữa hai nước.
Từ ví dụ này, Mỹ đă bày tỏ mong muốn Trung Quốc cũng sẽ tuân thủ theo phán quyết của PCA về vụ kiện Biển Đông sau khi ṭa án quốc tế bác bỏ đường chín đoạn của nước này hôm 12/7.
"Ấn Độ đă tuân thủ và thực thi quyết định này và thừa nhận việc làm theo phán quyết của ṭa án quốc tế sẽ giúp tăng cường thiện chí và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Đây là một ví dụ mà chúng tôi khuyến khích Trung Quốc nên làm theo", tờ IB Times dẫn lời ông Abraham Denmark, Phó Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng phụ trách khu vực Đông Nam Á, phát biểu tại một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ.
Từ kết quả của phán quyết trên Bangladesh đă được nhận 19.467 km vuông diện tích ở vịnh Bengal vào năm 2014.
Trả lời cho đề xuất từ vị quan chức của Mỹ, Trung Quốc nói rằng trường hợp vụ kiện của nước này và Ấn Độ là không thể "so sánh".
"Điều quan trọng trong giải quyết các tranh chấp lănh thổ liên quan giữa Ấn Độ và Bangladesh đó là cả hai cùng tôn trọng chủ quyền của nhau và cùng đạt được một thỏa thuận về yêu cầu tham vấn thông qua một ṭa án quốc tế", PTI News dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng.
"Nó không giống như việc áp đặt ư chí của một bên lên ṭa án", ông Lục Khảng nói thêm.
Trước đó, Trung Quốc đă nhiều lần phản đối Philippines đă "đơn phương" đệ đơn kiện lên Ṭa Trọng tài Thường trực, trong khi Bắc Kinh nêu rơ quan điểm của nước này cho rằng ṭa án quốc tế không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino đă tự "áp đặt" vụ kiện vào Trung Quốc.
"Cách làm của chính quyền Aquino đă vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Philippines và sự đồng thuận trong khu vực. Vi phạm các quy định có liên quan theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và giải quyết tranh chấp bằng lựa chọn đơn phương, đi ngược lại luật pháp quốc tế". ông Lục nhấn mạnh rằng "v́ vậy vụ kiện này không thể so sánh với trường hợp của Ấn Độ".
Vào hôm 12/7, Ṭa Trọng tài Thường trực đă công bố phán quyết bác bỏ "quyền lịch sử" của Trung Quốc trên Biển Đông, đường chín đoạn không có giá trị pháp lư.
Phán quyết từ PCA đă nhận được lời ca ngợi của truyền thông quốc tế và nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Bộ Ngoại giao Mỹ đă ra tuyên bố khẳng định phán quyết của PCA là "đóng góp quan trọng đối với mục đích chung của giải pháp ḥa b́nh" cho các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và kêu gọi các bên tuân thủ những nghĩa vụ đối với phán quyết, "tránh hành động khiêu khích".
Đáp trả lại phán quyết, trong cuộc họp báo sáng 13/7, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngang ngược tuyên bố rằng nước này "có quyền" và sẽ thành lập ADIZ ở Biển Đông. Ngoài ra Trung Quốc c̣n trắng trợn cáo buộc ṭa án đă bị "thao túng" hay vu cáo các thẩm phán "ăn tiền" của Philippines.
Nhận định về phán quyết PCA, ông Abraham Denmark cho rằng phán quyết này sẽ xác định tương lai của châu Á-Thái B́nh Dương "hoặc được đảm bảo về việc tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế trong việc ǵn giữ ḥa b́nh và thịnh vượng, hoặc tương lai của khu vực sẽ bị ràng buộc bởi các tính toán quyền lực".
VietBF© Sưu tập