Sức khỏe sa sút của bà Hillary Clinton cuối tuần qua trở thành vấn đề nóng không những đối với Mỹ mà toàn thế giới đều quan tâm. Liệu bà có đủ sức tiếp tục theo đuổi cuộc tranh cử và nếu thắng cử bà có đủ sức làm tổng thống? Nước Mỹ đang vô cùng bối rối trước vấn đề này. C̣n sức khỏe của ông Trump th́ sao?
Bác sĩ của chẩn đoán bà mắc bệnh viêm phổi trước đó hai ngày nhưng phe Clinton đă giấu thông tin này.
Trump và những người đại diện đă lên tiếng nói bà Clinton đang đối mặt với cuộc khủng hoảng về sức khỏe. Ông lựa chọn những video được biên tập một cách có chọn lọc để chứng minh rằng bà Hillary mắc chứng co giật.
Hiện tại, những tuyên bố của ông Trump chưa có bất kỳ bằng chứng tin cậy nào. Bác sỹ của cựu ngoại trưởng Mỹ th́ nhiều lần tuyên bố bà Clinton đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ chức vụ tổng thống.
Bà Hillary Clinton trong buổi lễ kỷ niệm 15 năm vụ khủng bố 11/9 tại New York, Mỹ. Ảnh: Getty.
Cũng rất ít thông tin về sức khỏe của Trump
Ở tuổi lần lượt là 68 và 70, bà Clinton và ông Trump là hai ứng viên tổng thống nhiệm kỳ đầu già nhất trong lịch sử. Ở độ tuổi đó, sức khoẻ là vấn đề nhạy cảm. Tương tự ứng viên đối thủ, Trump hạn chế cung cấp thông tin về sức khỏe cá nhân.
Vào tháng 12/2015, qua một lá thư từ bác sĩ riêng của Trump trong gần 30 năm, đội ngũ tranh cử của ông tiết lộ vị tỷ phú đă sút gần 7 kg trong năm ngoái. Trump thường xuyên phải dùng aspirin và một lượng nhỏ thuốc hạ mỡ máu hàng ngày. Tuy nhiên, bác sĩ này kết luật ông có kết quả sức khoẻ và huyết áp "rất tốt".
"Nếu thắng cử, ông ấy sẽ là người khỏe mạnh nhất thắng cử tổng thống", vị bác sĩ này viết.
Lịch sử giấu nhẹm
Lá thư vấp nhiều chỉ trích từ phía dư luận v́ lối diễn đạt khác lạ, chứa những thuật ngữ y tế không chính xác và kết luận không chuyên nghiệp. Đặc biệt, dưới con mắt của những người trong ngành y, bức thư nặng tính khoa trương và thiếu dữ liệu khách quan. Vị bác sĩ này sau giải thích ông viết lá thư này vội v́ có nhiều bệnh nhân chờ khám.
Lịch sử cho thấy các ứng viên tổng thống Mỹ cũng giữ kín thông tin về sức khỏe cá nhân. Chỉ thời gian ngắn trở lại đây, vài ứng viên mới chịu tiết lộ những thông tin đó qua những lá thư của bác sĩ riêng. Thượng nghị sĩ John McCain là một ngoại lệ khi ông này công bố hàng ngh́n trang hồ sơ y tế của ḿnh với báo giới trong 2 lần tham gia tranh cử, vào năm 2000 và 2008.
"Công chúng có quyền biết lư do nếu như ai đó tử vong khi đang làm tổng thống", George Annas, chủ nhiệm khoa luật y tế thuộc trường Y của ĐH Boston, nói.
Lên du thuyền giấu phẫu thuật
Chuyện giấu giếm là có tiền lệ. Tổng thống Grover Cleveland năm 1893 từng giấu việc ông phẫu thuật ung thư ṿm họng. Ông lén đưa bác sĩ phẫu thuật và đội phụ tá lên một chiếc du thuyền của người bạn để cắt khối u.
Một tuần sau đó, ông xuất hiện trở lại sau "chuyến đi câu". Không ai biết vụ phẫu thuật này cho tới tận 25 năm sau.
Tổng thống Woodrow Wilson từng bị đột quỵ nhiều lần khi ông c̣n là hiệu trưởng đại học Princeton. Tới năm 1919, khi vận động cho Hoà ước Versaille, ông bị đột quỵ rất nặng nhưng thông tin được giấu nhẹm và không ai được biết. Mọi việc khi đó do bà vợ ông điều hành đất nước khiến bà được nhiều người coi như là tổng thống nữ đầu tiên của nước Mỹ.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt th́ không bao giờ để lộ những h́nh ảnh gắn chặt trên chiếc xe lăn hay Tổng thống John F. Kennedy luôn che giấu các thông tin về t́nh h́nh sức khỏe, bao gồm chứng đau lưng kinh niên.
Cử trị cần biết tới mức nào?
"Việc một tổng thống chết trong văn pḥng khi đương nhiệm do căn bệnh ông ta đă biết trước khi bầu cử diễn ra không công bằng với hầu hết mọi người," Annas nói.
Khi ngày bầu cử gần kề, công chúng càng cần phải nắm được thông tin rơ ràng về tiền sử sức khỏe của hai ứng viên. Nhưng rốt cục, luật pháp hiện vẫn bảo vệ quyền riêng tư của các ứng viên, đặc biệt vấn đề sức khoẻ.
Therealtz © VietBF