VBF-Có vẻ như Nga đă không c̣n có thể chịu nổi thêm nữa sự bao vây cả về kinh tế lẫn chính trị mà Mỹ và phương Tây đang ngày càng gây áp lực để cô lập Nga. Chính v́ thế mà mới đây ông Putin đă bắt đầu hạ lệnh cho quân đội triển khai vũ khí hạt nhân trong tư thế sẵn sàng để ứng phó nếu có bị tấn công.Tổng thống Vladimir Putin đă tung đ̣n sau khi phải chịu đựng những sự "gây hấn" gần đây từ phương Tây.
Theo Foreign Policy, khi Tổng thống Vladimir Putin ra quyết định đ́nh chỉ một phần thỏa thuận hạt nhân vốn từ lâu là quy tắc cân bằng trong quan hệ Nga-Mỹ, Washington đă buộc phải bước vào một thế tiến thoái lưỡng nan nguy hiểm.Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ thừa hưởng một nền tảng quan hệ đầy căng thẳng với Nga, khi những nỗ lực của chính quyền hiện tại trong việc giảm tầm ảnh hưởng của ông Putin trên mọi đấu trường chủ yếu đều nhận về thất bại.
Quyết định rút khỏi thỏa thuận mang tính bước ngoặt về xử lư plutonium, triển khai tên lửa hạt nhân tới Kaliningrad đang cho thấy ông Putin chứng tỏ sức mạnh quyền lực của Nga một cách khó lường.
Các quan chức Mỹ và châu Âu đang ngày càng lo sợ về tính sẵn sàng ngày càng cao của ông Putin dù kể cả phải đối đầu quân sự hay sử dụng vũ khí hạt nhân một khi phải đối phó với phương Tây.
Sự cứng rắn của nước Nga khiến cho những suy nghĩ của Mỹ và các đồng minh châu Âu ngày càng lúng túng trong việc t́m một biện pháp ứng phó hiệu quả với chiến thuật táo bạo của Putin sau sự sáp nhập Crimea vào Nga và cuộc nội chiến mà phe chính phủ đang thắng thế ở Syria.
"Rất nhiều thứ đang cho thấy một giai đoạn rất khó khăn và nguy hiểm trong mối quan hệ song phương này", Julianne Smith, một cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc nhận định. "Tổng thống tiếp theo sẽ phải đối mặt với một số lựa chọn chiến lược lớn", Smith hiện đang là cố vấn về vấn đề châu Âu và Nga cho ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Người kế nhiệm của Tổng thống Barack Obama sẽ phải quyết định cho ḿnh một loạt các lựa chọn khó chịu và đầy rủi ro trước sự trỗi dậy của nước Nga. Trong đó có thể phải nhượng bộ cho Moscow về vấn đề Ukraine, điều mà Washington vốn rất cứng rắn từ trước đến nay.
B́nh luận viên Reid Standish từ Foreign Policy cho rằng điều này bắt nguồn từ việc chính quyền của ông Obama đă thất bại trong chính sách đối phó với Nga.
Kể từ sự trở lại của ông Putin trên cương vị ổng thống vào năm 2012, Nga đang thể hiện một hướng đi riêng rơ ràng hơn khi từ chối hợp tác ngay cả trên lĩnh vực quan tâm chung của cả hai nhằm gây áp lực với Washington về các tranh chấp khác.
Đồng thời cùng với đó, điện Kremlin cũng theo đuổi một quan điểm tích cực hơn về vũ khí hạt nhân. Không chỉ là những lời đe dọa gần đây, ngay từ tháng 3, ông Putin đă từng tuyên bố sẵn sàng triển khai lực lượng hạt nhân tới Crimea nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Mỹ. "Người Nga sống ở đó, họ gặp nguy hiểm, chúng ta không thể bỏ họ", tổng thống Nga phát biểu trên kênh truyền h́nh nhà nước.
Moscow có lư do để lo ngại cho riêng ḿnh khi NATO và Mỹ gần đây ngày càng có nhiều hành vi thiếu thận trọng, khi triển khai nhiều xe tăng và quân đội hùng hậu áp sát biên giới Nga và sử dụng cả máy bay ném bom B-2 trong cuộc tập trận gần biên giới nước này.
Ở chiến trường Syria, trong suốt chiến dịch vận động của ḿnh, bà Clinton đă nhiều lần kêu gọi thiết lập các "vùng cấm bay" hay "vùng an toàn" mà không cung cấp chi tiết cụ thể của kế hoạch. Trong khi cố vấn của bà lại hé lộ rằng một vùng như vậy sẽ giúp Mỹ bắn hạ máy bay Syria, buộc Nga phải lựa chọn giữa việc bảo vệ Assad hoặc làm việc với Washington. Trước đó không quân Mỹ cũng đă tấn công vào binh sĩ Syria ngay trong thời gian thỏa thuận ngừng bắn diễn ra khiến hàng chục người thương vong.
Điện Kremlin đă nhận thức rơ một vùng cấm bay như trên sẽ là thứ đe dọa trực tiếp đến lực lượng của ḿnh ở Syria mà xa hơn là chính phủ của ông Assad, giống như những ǵ diễn ra ở Libya khi bà Clinton c̣n làm ngoại trưởng.
Điện Kremlin từng tuyên bố cái chết của Gaddafi bắt nguồn từ việc họ bị lừa dối bởi những người Mỹ. Giới phân tích c̣n cho rằng chính sự can thiệp trắng trợn của Mỹ và cái chết của Gaddafi đă khiến ông Putin nhanh chóng quay lại nhiệm kỳ tổng thống của ḿnh.
Ngoài ra, Nga c̣n cảm thấy bị đe dọa bởi sự mở rộng của NATO và Liên minh châu Âu đến các khu vực Trung và Đông Âu. Cũng như không hài ḷng về sự can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Serbia và sau này là ở Iraq - mà không nhận được tán thành đầy đủ của Hội đồng Bảo an LHQ.
B́nh luận viên Reid Standish cho rằng các chuyên gia về Nga của Washington vẫn bất đồng về cách xử lư đối với ông Putin, và không một ai có được một ư tưởng rơ ràng nào về cách mà nhà lănh đạo Nga sẽ phản ứng trước những động thái của Mỹ hay ông sẽ làm ǵ tiếp theo.
"Chúng ta có thể thấy cách ông ấy mở rộng tầm ảnh hưởng của ḿnh trên toàn cầu như thế nào", cố vấn Julianne Smith nói, "chắc chắn chúng ta không muốn điều này".
|