Nhất Bản là một đất nước rất phát triển công nghiệp. Cùng với công nghiệp, nông nghiệp của họ cũng phát triển mạnh. Ứng dụng khoa học vào nông nghiệp đă giúp họ có những loại quả giá hàng trăm triệu.
Một cửa tiệm đề biển Sembikiya ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản với bề ngoài sang chảnh, không khác ǵ địa điểm dành riêng cho những người mê trang sức. Vậy nhưng, chỉ cần khách hàng bước vào bên trong, họ sẽ vô cùng ngỡ ngàng trước sản phẩm được bày bán: hoa quả.
Từ những quả dưa hấu có h́nh trái tim hay nho “Ruby La Mă” bằng kích thước quả bóng chày, cửa hàng này phục vụ những hoa quả đắt đỏ bậc nhất thế giới. Tất cả hoa quả ở Sembikiya đều được trồng với quy tŕnh khép kín và riêng biệt.
Trong các ḱ bán đấu giá trên toàn nước Nhật, hoa quả từ thương hiệu Sembikiya được bán với giá “cắt cổ”. Năm 2016, một cặp dưa hấu thượng hạng Hokkaido có giá “trên trời” là 3 triệu yên (khoảng 600 triệu đồng).
“Hoa quả rất được coi trọng trong văn hóa châu Á và tại Nhật, nó được đối xử đặc biệt”, Soyeon Shim, trưởng khoa Sinh thái học trường đại học Wisconsin-Madison, nói. “Việc mua, bán hoa quả gắn với các tập tục văn hóa, xă hội”.
Hoa quả không chỉ là một phần của thực đơn hằng ngày mà được xem là “xa xỉ phẩm” có vai tṛ quan trọng khi biếu, tặng ở Nhật, Soyeon nói.
Trồng trọt hoa quả thượng hạng
Trồng những sản phẩm cao cấp đ̣i hỏi sự tỉ mỉ, chỉn chu và cực ḱ chăm chỉ của nông dân Nhật Bản. “Rất khó tạo h́nh những quả dâu theo ư muốn”, Okudo Nicho, một người trồng dâu đạt giải thưởng cao trong các ḱ thi hoa quả, nói. “Cần 15 năm để đạt tới sự hoàn hảo trong kĩ thuật trồng dâu”.
Ông Nichio cần 45 ngày để xuất một lứa dâu ở trang trại Okuda, tỉnh Gifu. Dù ông không đề cập chi tiết cách trồng dâu v́ ông cho biết “một khi nói ra th́ người khác sẽ bắt chước”. Quả dâu lớn nhất của ông có kích thước bằng quả bóng chày và mỗi năm trang trại của ông chỉ xuất xưởng 500 trái. Mỗi quả có giá bán 4.300 USD (khoảng 100 triệu đồng).
Chiến lược “cực hiếm” cũng được áp dụng với nông dân trồng nho “Ruby La Mă”. Họ bán mỗi năm chỉ 2.400 chùm nho loại này với giá vượt quá thu nhập của người b́nh thường. Ông Hirano Keisuke, người phát ngôn công ty nho, nói: “Những quả nho này to, mọng như viên ngọc quư. Để trồng ra những quả nho này, quy tŕnh là hết sức phức tạp”.
Ra mắt lần đầu năm 2008, mỗi chùm nho ruby thời điểm đó bán giá chỉ 100.000 yen (khoảng 20 triệu đồng). Tuy nhiên giá nho đă lên chóng mặt và năm ngoái, một siêu thị từng bán đấu giá chùm nho với số tiền thu về 1,1 triệu yen (khoảng 200 triệu đồng). Nếu tính theo đơn vị nhỏ, mỗi quả nho thu về 7 triệu đồng.
Món quà của sự hoàn hảo
V́ sao người Nhật lại chi nhiều tiền tới vậy cho những loại hoa quả đắt tiền? Tại nhiều nước phương Tây, táo và cam được ưa chuộng v́ giá trị dinh dưỡng nhưng tại Nhật, hoa quả mang giá trị tinh thần. Họ coi hoa quả là vật lễ quan trọng trên bàn thờ gia tiên.
Hoa quả cao cấp là biểu tượng tối cao của sự tôn trọng, thành kính tổ tiên. “Người dân mua hoa quả để thể hiện sự tôn kính với người nhận, nhất là những người có địa vị xă hội đặc biệt, chẳng hạn như sếp”, Shim, một người chuyên nghiên cứu thị trường hoa quả xa xỉ ở Nhật, nói.
Kent Gehrt, giáo sư ngành marketing đại học San Jose, bang California, Mỹ cho biết hoa quả là một món quà tặng quan trọng trong dịp lễ như Ochugen hay Osebo của người Nhật. Đây là dịp để họ tỏ ḷng kính trọng với người khác.
“Hoa quả thể hiện sự quan tâm và chú trọng xây dựng mối quan hệ cá nhân trong xă hội Nhật Bản”, Gehrt nói.